Bạn sẽ chẳng cần phải mang việc về nhà nữa nếu áp dụng 5 mẹo này

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao đồng nghiệp lúc nào cũng làm việc rất thong thả trong khi đó mình đã chạy ngược chạy xuôi vẫn không giải quyết hết việc, thậm chí còn phải mang việc về nhà làm thêm, để rồi không có thời gian cho bản thân và gia đình, sáng hôm sau tới văn phòng lại mệt mỏi không có tinh thần làm việc. Đồng nghiệp của bạn có bí quyết gì chăng? Thực ra chẳng có bí mật gì lớn lao ở đây cả, bạn cũng có thể làm chủ được công việc của mình nếu biết áp dụng những mẹo sau đây.

ban-se-chang-can-phai-mang-viec-ve-nha-neu-ap-dung-meo-sau

Lên kế hoạch cụ thể với sổ tay công việc
Khối lượng công việc quá nhiều có thể là nguyên nhân gây áp lực cho tinh thần của bạn, khiến bạn bối rối vì không biết nên giải quyết việc gì trước tiên, đang làm việc này thì nhảy sang việc khác hoặc thậm chí là trì hoãn. Nếu bạn đang ở trong tình cảnh này, lời khuyên cho bạn đó là hãy dành ra khoảng 10 phút đầu ngày để lên kế hoạch cụ thể cho mọi việc, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Nếu bạn dự định sẽ ra về lúc 5h chiều, hãy làm sao để mọi việc hoàn tất trước đó 5 phút. Còn nếu bạn thấy mình có nhiều việc phải giải quyết trong ngày, chuẩn bị tinh thần là mình sẽ ra về trễ hơn thường ngày nhưng nhớ là đừng mang việc về nhà nhé.
Tránh lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa
Những cuộc tám chuyện với đồng nghiệp trong giờ làm, check tin nhắn, Facebook,… có thể khiến bạn lãng phí thời gian mà đáng ra bạn sẽ dành cho công việc. Có thể bạn nghĩ 1, 2 phút sẽ chẳng ảnh hưởng gì nhưng nhiều lần 1, 2 phút như vậy sẽ khiến cho lịch làm việc của bạn bị đảo lộn ngay. Tự đặt cho mình nguyên tắc không được làm việc riêng trong giờ làm và tuân thủ theo nhé.
Tập trung tinh thần vào công việc
Nghiên cứu cho thấy, điện thoại di động chính là thứ dễ khiến dân văn phòng xao nhãng nhất trong khi làm việc. Dẫu biết rằng một người không thể tập trung quá lâu vào bất cứ việc gì nhưng chúng ta có thể chia nhỏ công việc ra và xen kẽ vào giữa là các khoảng nghỉ ngắn. Trong thời gian nghĩ này, bạn có thể đi lại, trò chuyện cùng đồng nghiệp, thư giãn để lấy lại tinh thần.

ban-se-chang-can-phai-mang-viec-ve-nha-neu-ap-dung-meo-sau1

Dành thời gian tỉnh táo nhất cho việc khó nhất
Một bí quyết nữa mà Bài học thành công muốn mách bạn đó là: làm việc khó nhất vào lúc tinh thần tốt nhất. Trong 8 tiếng làm việc, sẽ có khoảng thời gian bạn cảm thấy tỉnh táo và hăng hái nhất. Đó là lúc bạn nên dành cho phần việc khó nhất/cần nhiều sự đầu tư, tập trung nhất trong ngày. Đừng trì hoãn đến cuối ngày làm việc, bạn sẽ khó đạt được kết quả tốt và có khi còn phải mang việc về nhà để làm tiếp.
Nói “không” đúng cách
Nói “không” đúng cách là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Để lịch làm việc của mình không bị đảo lộn, đừng ngần ngại từ chối những lời mời hay nhờ vả từ đồng nghiệp. Nếu đó là việc bạn có thể giúp, bạn có thể nhận lời nhưng hãy chắc là không làm ảnh hưởng đến phần việc của mình nhé.

Là dân văn phòng, chắc chắn bạn đã từng phạm phải một trong những sai lầm này khi ăn trưa

Bữa trưa đối với dân văn phòng là một phần rất quan trọng bởi nó giúp nạp lại năng lượng cho ngày làm việc. Thế nhưng không phải cứ ăn là sẽ khỏe, bạn còn phải tuân theo những nguyên tắc ăn uống hợp lý nữa. Ăn trưa quá no hoặc quá ít cũng sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp vấn đề. Dưới đây là 8 sai lầm phổ biến mà chắc chắn là dân văn phòng nào cũng đã gặp phải trong bữa ăn trưa của mình.

la-dan-van-phong-chac-chan-ban-tung

1. Ăn đồ hàng quán quá nhiều
Công việc bận rộn nên không ít người, nhất là các bạn trẻ chưa lập gia đình đều chọn cách ăn trưa bên ngoài cho tiện lợi. Nhưng bạn có biết, đồ ăn bên ngoài chứa nhiều calo, dầu mỡ và muối hơn bình thường. Chưa kể đến những hàng quán bên ngoài rất ít nơi có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn những thức ăn này lâu ngày chắc chắn sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Tốt hơn bạn nên bỏ ra một chút thời gian để tự chuẩn bị bữa trưa cho mình.
2. Ăn quá sớm hoặc quá trễ
Ăn cơm không đúng giờ dễ khiến bạn gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Ăn quá sớm hoặc quá muộn đều là thói quen không tốt. Hãy sắp xếp ăn sáng vào đầu ngày làm việc và ăn trưa trước 14h chiều để không phải chịu cảnh bụng đói cồn cào nhé. Những cơn đói có thể làm bạn xao nhãng mất tập trung vào công việc đấy.
3. Bỏ bữa trưa
Dĩ nhiên đây là điều mà bạn nên tránh tuyệt đối. Dù cho dạ dày của bạn có mạnh khỏe thế nào thì cũng không thể nào tránh được tác hại của việc bỏ bữa đâu. Axit tiết ra từ dạ dày góp phần co bóp thức ăn nhưng nếu bạn để nó trống không, axit có thể gây tổn hại đến thành dạ dày như viêm loét chẳng hạn.
4. Vừa ăn vừa làm việc
Nhiều người quá bận rộn nên tận dụng cả giờ ăn trưa để vừa ăn vừa làm việc. Nhưng thực tế, việc này lại không giúp tiết kiệm thời gian như bạn nghĩ mà ngược lại còn khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn cho giờ ăn trưa. Bạn sẽ khó có thể tập trung vào một việc khi vừa ăn vừa làm việc như vậy. Hậu quả là công việc không có kết quả tốt mà bạn còn có nguy cơ đau dạ dày.
5. Sử dụng điện thoại khi ăn
Tương tự như trên, sử dụng điện thoại khi ăn khiến bạn mất tập trung, giảm lượng máu lưu thông tới hệ tiêu hóa và có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề về dạ dày. Tốt nhất khi ăn trưa, hãy chỉ ăn trưa mà thôi, các công việc còn lại, hãy gác lại vào giờ chiều.

6. Không ăn rau
Đừng quên bổ sung chất xơ vào bữa ăn của mình. Thiếu chất xơ có thể khiến bạn dễ mắc các căn bệnh táo bón, khô da,… Những thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ cho dân văn phòng là canh rau, trái cây, rau củ,…

la-dan-van-phong-chac-chan-ban-tung1

7. Uống cà phê ngay sau khi ăn
Nhiều người có thói quen uống cà phê sau bữa ăn nhưng không biết rằng đây là một sai lầm. Một tách cà phê vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo làm việc nhưng vào buổi trưa sau khi ăn, nước lọc hay trà sẽ là lựa chọn phù hợp hơn nhé.
8. Bỏ qua món trái cây tráng miệng
Sau khi dùng cơm, đừng quên ăn một ít trái cây tráng miệng. Những loại trái cây như chuối, táo,… sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra nó còn cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.

CEO Netlfix và phong cách quản trị nhân viên có một không hai

Hẳn chúng ta không ai là không biết đến Reed Hastings, cha đẻ của công ty giải trí và truyền thông nổi tiếng Netflix. Với tư duy kinh doanh nhạy bén, ông đã biến đứa con của mình từ một dịch vụ nhỏ bé trở thành một đế chế truyền hình được biết đến nhiều nhất tại Mỹ. Tên tuổi của ông không chỉ gắn liền với những thành quả đáng kinh ngạc mà còn là những câu chuyện về tài năng quản trị nhân sự có phần lập dị của mình.

ceo-netlfix-va-phong-cach-quan-tri-nhan-su-co-mot-khong-hai1

Bài học đầu tiên từ người sếp đáng kính
Trang Business Insider kể câu chuyện về bài học quản trị đầu tiên của Hastings. Sau khi tốt nghiệp tại trường Bodoin College với tấm bằng cử nhân toán học, Hastings làm việc cho một công ty startup về công nghệ. Trên bàn làm việc, ngoài chiếc máy tính được chăm chút sạch sẽ thì mọi thứ còn lại: giấy tờ, cốc bẩn, và cả quần áo được bày bừa khắp nơi mà chủ nhân của chúng thì chẳng hề mảy may dọn dẹp. Vậy nhưng thi thoảng, Hastings thấy căn phòng làm việc gọn gàng một cách bí ẩn, tất cả cốc bẩn đều được rửa sạch sẽ. Ông cho rằng chắc người lao công đã làm việc này nhưng không, một buổi sáng ông tới văn phòng sớm và thấy vị CEO đáng kính của mình đang rửa từng chiếc cốc của mình. Khi Hastings thắc mắc về hành động này, sếp của ông chỉ gật đầu nói rằng: “Đây là điều tôi có thể làm để hỗ trợ cho cậu. Cậu đã đóng góp và làm được rất nhiều cho công ty”.
Và đấy chính là bài học quản trị đầu tiên mà Reed Hastings học được. Người sếp đáng kính này đã giúp ông nhận ra chân lý về việc đãi ngộ và giữ chân nhân tài. Sau này Hastings đã ứng dụng nó để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp thú vị ở Netflix.
“Tự do” – văn hóa làm việc thú vị tại Netflix

ceo-netlfix-va-phong-cach-quan-tri-nhan-su-co-mot-khong-hai

Khác với bất kỳ vị CEO nào trên thế giới, trụ sở chính của Netflix không có văn phòng riêng cho CEO của mình. Hastings quản lý nhân viên bằng cách “đi lang thang” quanh văn phòng và thực hiện các cuộc họp bất cứ lúc nào cảm thấy cần thiết và thuận tiện. Ông muốn tạo cho nhân viên của mình tinh thần làm việc thoải mái nhất có thể, không gò bó, không ức chế mọi khả năng sáng tạo. Đây chũng chính là một điểm trong chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài của Netflix. Ngoài ra, tất cả các nhân viên ở Netflix đều được đãi ngộ một cách xứng đáng nhất. Những nhân viên lên chức cha/mẹ đều được nghỉ phép không giới hạn trong vòng một năm mà vẫn được nhận lương đầy đủ. Với những nhân viên tiềm năng, Hastings sẵn sàng trao cho họ những quyền lợi tốt nhất có thể.
Chính sự hào phóng trong đãi ngộ nhân viên đã giúp cho Hastings xây dựng được một đội ngũ nhân tài vô cùng đặc biệt, làm nền móng vững chắc cho sự phát triển của công ty.