Chúng ta có thể hiểu được lý do vì hầu hết các quán bar,
karaoke có giá bia tương đối cao so với các quán nhậu thông thường. Thế mà đậu
phộng rang muối lại được miễn phí hoặc tính với giá cực rẻ và lúc nào cũng để
chỗ tiện tay khách hàng. Mặc cho chi phí làm ra đậu phộng rang muối cũng không
phải rẻ tới mức có thể cho không như vậy. Có gì nhầm lẫn ở đây? Rằng là đậu phộng
quá hạn sử dụng? Hay họ quên tính tiền? Câu trả lời là không có gì nhầm lẫn, đậu
vẫn rất ngon và giòn!
Để hiểu được lý do của hành động này, điều cốt lõi là bạn phải thấy được rằng giá đậu
phộng rang muối hay nước suối, nước ngọt phụ thuộc vào tác động của những mặt
hàng này đối với sản phẩm chủ lực của quán là: rượu bia.
Rượu bia và đậu phộng lúc nào cũng đi đôi với nhau. Nếu đã
ăn nhiều đậu phộng rang muối thì khách hàng sẽ càng muốn uống thêm nhiều rượu
bia. Mà so với bia rượu thì đậu rẻ hơn rất nhiều, còn mỗi ly rượu chai bia thì
đem lại lợi nhuận khá cao, nên việc miễn phí đậu này xem ra mang lại lợi nhuận
cao hơn gấp mấy lần nếu tính tiền đậu.
Ngược lại, nước suối và nước ngọt là kẻ loại trừ bia rượu.
Khách hàng càng uống nhiều nước suối, nước ngọt thì sẽ càng uống ít rượu bia. Vậy
nên, cho dù mỗi chai nước giá rất rẻ nhưng giá tiền ở các quán bar, karaoke sẽ
ngang bằng với bia rượu hoặc thậm chí là cao hơn để khách ít gọi.
Trong kinh tế học điều này được gọi là hàng hóa bổ sung và
hàng hóa thay thế:
- · Hàng hóa bổ sung: là những hàng hóa có tác dụng bổ trợ khi sự tiêu dùng của chúng gắn liền nhau. Đậu phộng đã góp phần làm tăng cao lượng tiêu thu rượu bia. Ví dụ khác, khi giá xăng giảm thì quan hệ nghịch biến xảy ra, số lượng xe máy và ô tô tăng mạnh. Người dùng đã bớt nỗi lo chi phí nhiên liệu cho phương tiện đi lai của mình.
- Hàng hóa thay thế: là những hàng hóa mà người mua dùng để thay thế lẫn nhau. Để bảo vệ số lượng bán ra của rượu bia mà các loại nước khác luôn được gắn giá cao. Bới trong một buổi vui chơi, trên mỗi đầu người không bao giờ uống quá hai chai nước suối hoặc nước ngọt, nhưng rượu bia thì số lượng sẽ không giới hạn. Ví dụ khác, theo báo cáo về các thiết bị di động của Ericsson, hãng này ước tính có tới 70% dân số thế giới sử dụng điện thoại thông minh vào năm 2020. Đồng thời, mạng dữ liệu di động sẽ bao phủ 90% dân số toàn cầu. Những dịch vụ lưu trữ đám mây như của Apple, Box, Dropbox, Google và Microsoft sẽ chiếm “thế thượng phong” nhờ lợi thế về mức giá hấp dẫn “rẻ như cho” cùng các gói dung lượng lưu trữ được mở rộng gần như không giới hạn. Kết quả tất yếu là người dùng công nghệ sẽ không cần đến các thiết bị USB truyền thống để lưu trữ dữ liệu nữa.