Người Nhật luôn đề cao nguyên tắc, lễ nghĩa, dù làm việc ở Việt Nam họ vẫn giữ tác phong và văn hóa làm việc rất chuyên nghiệp. Đặc biệt người Nhật có thói quen đánh giá người khác qua hành động nhiều hơn là lời nói. Việc hiểu rõ cách làm việc của họ giúp chúng ta biết cách hành xử phù hợp hơn, tạo được mối quan hệ tốt và dễ dàng hơn trong công việc. Những tính cách sau đây của nhân viên sẽ được sếp Nhật đánh giá cao.
1. Chăm chỉ
Nếu đã từng làm việc với các đồng nghiệp Nhật, hẳn bạn sẽ lấy làm lạ khi thấy người Nhật làm việc quá chăm chỉ. Họ luôn là những người đến sớm nhất và là những người ra về trễ nhất công ty. Đây chính là một trong những điểm đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản, nơi mà sự cần cù, chăm chỉ luôn được đề cao. Sếp Nhật sẽ đánh giá một nhân viên của mình rất tốt nếu người đó thể hiện là người siêng năng, cần cù trong công việc. 2. Nguyên tắc
Như đã nói, người Nhật luôn coi trọng các nguyên tắc và lễ nghi. Để làm việc tốt với cấp trên cũng như các đồng nghiệp Nhật, bạn nên tìm hiểu về các văn hóa ứng xử, giao tiếp của họ như văn hóa chào hỏi, trao nhận danh thiếp, tặng quà,… Trong thời gian làm việc chung đặc biệt là ở lần đầu gặp gỡ, những điều này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ. Bên cạnh đó, nếu bạn là một người nguyên tắc khi làm việc như luôn đúng giờ, không thất hứa, bạn cũng sẽ gây dựng được lòng tin với cấp trên của mình. Đây là một trong những yếu tố giúp cho công việc của bạn thuận lợi hơn. 3. Trung thực
Phẩm chất quan trọng cuối cùng giúp một nhân viên được sếp Nhật đề cao đó chính là trung thực. Dù cho làm việc ở môi trường nào, sự trung thực vẫn là yếu tố cần thiết hàng đầu giúp bạn được đánh giá cao. Bất kỳ sự gian dối nào dù chỉ là nhỏ cũng có thể khiến mọi thành quả, mọi sự cố gắng của bạn không còn được công nhận. Và điều này có thể ảnh hưởng đến cả quá trình thăng tiến của bạn trong tương lai.
Quản lý là một công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi phải có kĩ năng chuyên môn và trách nhiệm cao trong công việc. Một người quản lý phải biết quan tâm và đồng thời tạo ra sự hấp dẫn công việc đối với khả năng đặc trưng riêng của từng nhân viên. Nếu có những thói quen sau đây, họ sẽ dễ dàng có được sự tin tưởng và tôn trọng từ cấp dưới.
1. Quản lý sẽ biết khi nào cần giúp nhân viên và khi nào để nhân viên tự làm: Một trong những việc khó khăn nhất mà người quản lý phải học đó là không nên vội vàng sửa chữa mọi thứ. Nhân viên cần phải tự học và đôi khi việc học cần có những sai lầm. Một người quản lý giỏi sẽ biết cân bằng giữa việc chỉ dạy nhân viên và để họ tự học. 2. Quản lý sẽ tự nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Người quản lý giỏi sẽ hiểu được điều gì họ làm tốt và điều gì mà họ cần cải thiện. Xung quanh họ sẽ là những người bổ sung thiếu sót và hỗ trợ cho họ. 3. Quản lý luôn tích cực và cởi mở: Người quản lý tốt không nhất thiết phải mang phong cách ngọt ngào nhưng họ phải nhận biết rằng tiêu cực không phải là yếu tố thu hút nhân viên. Quản lý phải luôn nhìn vào mặt tích cực và biến nghịch cảnh thành cơ hội. 4. Quản lý tiếp thu ý kiến của nhân viên: Một trong những cách tốt nhất để thu hút nhân viên là khiến họ trở thành một phần của công việc. Hỏi họ ý kiến và ghi nhận phản hồi. Người quản lý tốt sẽ hỏi ý kiến của nhân viên và nhân viên cũng biết rằng họ có thể thoải mái trao đổi và phản biện. 5. Quản lý công nhận nhân viên theo cách mà nhân viên muốn được công nhận: Đây là sự bình đẳng trong giao tiếp. Người quản lý giỏi sẽ biết cách cư xử chân thành và công nhận riêng tư của nhân viên. Họ biết rõ rằng việc xử sự công bằng và bình đẳng là hai điều khác nhau. 6. Quản lý biết quyết định: Người quản lý tốt sẽ để nhân viên của mình tự quyết định không chỉ những việc đơn giản mà cả những việc khó khăn và phức tạp. Họ biết quyết định nào để nhân viên làm, quyết định nào họ quyết định cho cả team và quyết định nào mà phải vì lợi ích chung.
7. Quản lý là một người đồng đội: Người quản lý tuyệt vời sẽ nhận ra họ không chỉ là một người đứng đầu mà còn là người đồng đội. Nhân viên luôn e ngại quản lý sẽ khó làm việc trong cùng team nên đây cũng là một việc mà quản lý cần lưu tâm về khả năng lãnh đạo của mình. 8. Quản lý biết cách quản lý: Các nhà quản lý giỏi hiểu rằng chìa khóa để hoàn thành công việc là quản lý hiệu quả. Quản lý không chỉ là chức vụ mà còn là khả năng giữ cho công việc được tổ chức và đi theo đúng hướng.
9. Quản lý thoải mái với câu nói “ Tôi không biết”: Quản lý không cần phải biết mọi thứ. Họ thoải mái trong việc tìm hiểu câu trả lời. Câu nói của những người quản lý đích thực: “ Tôi không biết, tôi phải tìm ra nó”.
10. Quản lý đem lại giá trị công việc bằng cách ủy thác: Họ biết công việc nào nên làm và công việc nào nên giao cho nhân viên. Việc quản lý và tiếp xúc những ý tưởng mới của nhân viên cũng giúp họ có được những kĩ năng mới.
Gắn bó với công việc là điều mà chắc hẳn ai cũng mong muốn vì để tìm được một công việc phù hợp không phải là dễ và bạn cũng đã phải mất kha khá thời gian để làm quen với mọi thứ. Nhưng không hẳn sự gắn bó nào cũng là tốt, có những lúc bạn nên chọn “ra đi” thay vì “ở lại”. Đó là lúc: 1. Bạn ghét công việc hiện tại
Cho dù công việc hiện tại là đam mê của bạn, cũng sẽ có lúc bạn cảm thấy chán ghét nó. Nếu đã nỗ lực cải thiện mà vẫn không tìm lại được hứng thú với nó thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến một công việc mới trong cùng lĩnh vực. 2. Sức khỏe của bạn có vấn đề
Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe, mà nguyên nhân đến từ chính công việc hiện tại của bạn thì đây có thể được xem như lời cảnh báo của cơ thể rằng bạn cần thay đổi ngay công việc hiện tại. Có thể bạn đang quá gắng sức để làm công việc này. Sức khỏe cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả công việc. Nếu bạn tiếp tục làm việc trong tình trạng sức khỏe không tốt, thì cả bản thân bạn và công ty đều bị ảnh hưởng. 3. Môi trường làm việc quá tệ
Môi trường làm việc là một yếu tố rất quan trọng. Môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho nhân viên động lực làm việc, thúc đẩy sự sáng tạo. Ngược lại, nếu văn hóa nơi làm việc không tốt, chẳng hạn như cạnh tranh không lành mạnh, không có sự thăng tiến hoặc là môi trường gò bó khiến bạn không thể phát triển được bản thân,… Thì đã đến lúc bạn cần rời đi tìm một cơ hội phát triển mới cho mình rồi đấy. 4. Bạn tìm được công việc yêu thích
Nếu bạn đã tìm được công việc đúng với đam mê của mình sau thời gian chịu đựng công việc nhàm chán thì không có lý do gì để không từ bỏ ngay công việc hiện tại. Hãy thử thách bản thân tại một môi trường mới với công việc mà mình yêu thích.
Bắt đầu một công việc mới, tại một môi trường mới, chắc chắn sẽ có rất nhiều thứ mới lạ với bạn. Đặc biệt nếu đấy là công việc đầu tiên của bạn, những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn có một khởi đầu hoàn hảo. 1. Luôn tới công ty đúng giờ
Cho dù là nhân viên mới hay đã đi làm lâu năm, đi làm đúng giờ là nguyên tắc số một mà bạn phải tuân theo. Việc đi làm muộn có thể khiến sếp đánh giá không tốt về bạn. Ngược lại đi làm đúng giờ thể hiện tác phong chuyên nghiệp của bạn, cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với đồng nghiệp.
2. Mặc trang phục phù hợp
Nếu đây là lần đầu tiên bạn đi làm ở môi trường công sở và không biết nên mặc trang phục như thế nào cho phù hợp, cách thông minh nhất đó là quan sát mọi người xung quanh và ăn mặc giống như vậy. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, đừng mặc quần jeans và giày thể thao như khi bạn còn là sinh viên. Hoặc nếu không, bạn cũng có thể tìm cho mình một thần tượng trong công ty và học hỏi không những phục trang mà còn cách làm việc, ứng xử của người đó. 3. Lắng nghe
Hãy dành những tuần đầu tiên của mình tại nơi làm việc mới để lắng nghe và quan sát xem những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Đây là thời gian để bạn làm quen với môi trường mới, biết được văn hóa ở công ty như thế nào từ đó có cách ứng xử và làm việc phù hợp. 4. Tránh tham gia vào các cuộc nói xấu trong công ty
Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải tránh xa tất cả. Bạn có thể trò chuyện với mọi người để xây dựng các mối quan hệ. Qua đó bạn cũng có thể góp nhặt được cho mình những thông tin hay ho. Tuy nhiên đừng tham gia nói xấu một ai đó, và cũng nên tránh trở thành tâm điểm của những thị phi. 5. Tìm cho mình một “người thầy”
Người đó có thể là quản lý của bạn, nhóm trưởng hay thậm chí là người đồng nghiệp đã có kinh nghiệm làm việc lâu hơn bạn, người có thể sẵn sàng chỉ dẫn cho bạn mọi vấn đề trong công việc. 6. Đừng ngại hỏi
Khi thắc mắc về một vấn đề nào đó, hãy hỏi. Bạn có thể thấy câu hỏi của mình là ngớ ngẩn nhưng đừng lo lắng, mọi người đều hiểu bạn vừa mới bắt đầu công việc nên còn rất nhiều điều lạ lẫm.