Đối với mỗi vị trí ứng tuyển, hàng ngày nhà tuyển dụng nhận được rất nhiều bộ hồ sơ từ các ứng viên gửi đến, điều đó dẫn đến việc chỉ có một số nhỏ ứng viên lọt được vào mắt xanh của nhà tuyển dụng mà thứ phương tiện chiếm được cảm tình của họ chỉ có thể là hồ sơ xin việc. Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao mình gửi đi CV hết lần này đến lần khác nhưng vẫn bị từ chối, rất có thể lí do khiến bạn gặp nhiều thất bại như vậy nằm trong danh sách những sai lầm phổ biến của ứng viên ngay sau đây:
1. Để lỡ mất cơ hội
Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết CV nên bạn dành rất nhiều thời gian và công sức để chăm chút cũng như chỉnh sửa trước khi quyết định bấm nút gửi đến nhà tuyển dụng. Đôi khi chính sự chần chừ của bạn đã khiến bạn bỏ lỡ mất cơ hội. Mặc dù ứng với từng tin tuyển dụng đều có thời gian, hạn nộp rõ ràng nhưng thực tế là các nhà tuyển dụng thường ưu tiên phỏng vấn ứng viên khi thấy đã có một số lượng hồ sơ ổn định. Khi bạn quyết định nộp CV thì biết đâu nhà tuyển dụng đã chọn được ứng viên ưng ý.
2. Mắc những lỗi sai cơ bản khi viết CV
Lỗi chính tả là một trong những nguyên nhân chính khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu và xóa CV của ứng viên vào sọt rác ngay lập tức. Dù có nhắc đi nhắc lại hàng ngàn lần thì trường hợp này vẫn hàng ngày diễn ra và lấy mất đi cơ hội của biết bao người. Nếu như chỉ có một bộ hồ sơ mà bạn cũng không thể dành nổi chút thời gian để chăm chút thì chứng tỏ bạn không thật sự quan tâm đến công việc cũng như không có đức tính tỉ mỉ và trách nhiệm với công việc. Vậy thì tại sao nhà tuyển dụng phải lựa chọn bạn thay vì tìm kiếm những người thật sự có tâm và đam mê với công việc thật sự.
3. Quá nhiều/ quá ít thông tin trong CV
Đôi khi những thông tin được bạn liệt kê trong CV sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bối rối, quá ít hay quá nhiều thông tin đều là những điều mà nhà tuyển dụng không mong muốn. Dù bạn có nhiều kinh nghiệm, bạn cũng chỉ nên cô đọng thông tin trong 1 trang CV duy nhất vì nếu như bạn liệt kê quá nhiều thì nhà tuyển dụng cũng không có thời gian để xem hết được, với mỗi hồ sơ, họ hầu như chỉ dành ra từ 6 – 30s để đưa ra quyết định. Ngược lại, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm, bạn cũng không nên chỉ ghi đôi ba dòng trong CV, hãy biến những kỹ năng mềm, những khóa học thành vũ khí. Tin rằng, những gì bạn được học cũng ít nhiều giúp ích được cho vị trí mà bạn ứng tuyển.
4. Sắp xếp thông tin sai thứ tự
Vẫn còn một số ít ứng viên có thói quen sắp xếp thông tin theo thứ tự từ xa đến gần, đưa kinh nghiệm xa nhất lên vị trí đầu tiên, điều này hoàn toàn là sai lầm. Một CV sẽ được đánh giá là logic nếu như thông tin được trình bày theo thứ tự từ gần đến xa, điều này giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được thời gian, có thể nhìn vào các kinh nghiệm gần nhất để xét xem ứng viên có phù hợp để bước tiếp vào vòng phỏng vấn hay không.
5. Không nhắc đến các kĩ năng mềm
Trong quá trình là sinh viên, bạn tham gia rất nhiều khóa học cũng như được giảng viên truyền dạy rất nhiều các kỹ năng mềm, vậy thì sao bạn không biến chúng thành tài sản quý giá để ghi điểm với nhà tuyển dụng? Đừng ngại viết chúng vào CV của bạn vì không phải lúc nào kinh nghiệm cũng là điều quan trọng nhất.
0 Komentar