Bạn sẽ chẳng cần phải mang việc về nhà nữa nếu áp dụng 5 mẹo này

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao đồng nghiệp lúc nào cũng làm việc rất thong thả trong khi đó mình đã chạy ngược chạy xuôi vẫn không giải quyết hết việc, thậm chí còn phải mang việc về nhà làm thêm, để rồi không có thời gian cho bản thân và gia đình, sáng hôm sau tới văn phòng lại mệt mỏi không có tinh thần làm việc. Đồng nghiệp của bạn có bí quyết gì chăng? Thực ra chẳng có bí mật gì lớn lao ở đây cả, bạn cũng có thể làm chủ được công việc của mình nếu biết áp dụng những mẹo sau đây.

ban-se-chang-can-phai-mang-viec-ve-nha-neu-ap-dung-meo-sau

Lên kế hoạch cụ thể với sổ tay công việc
Khối lượng công việc quá nhiều có thể là nguyên nhân gây áp lực cho tinh thần của bạn, khiến bạn bối rối vì không biết nên giải quyết việc gì trước tiên, đang làm việc này thì nhảy sang việc khác hoặc thậm chí là trì hoãn. Nếu bạn đang ở trong tình cảnh này, lời khuyên cho bạn đó là hãy dành ra khoảng 10 phút đầu ngày để lên kế hoạch cụ thể cho mọi việc, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Nếu bạn dự định sẽ ra về lúc 5h chiều, hãy làm sao để mọi việc hoàn tất trước đó 5 phút. Còn nếu bạn thấy mình có nhiều việc phải giải quyết trong ngày, chuẩn bị tinh thần là mình sẽ ra về trễ hơn thường ngày nhưng nhớ là đừng mang việc về nhà nhé.
Tránh lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa
Những cuộc tám chuyện với đồng nghiệp trong giờ làm, check tin nhắn, Facebook,… có thể khiến bạn lãng phí thời gian mà đáng ra bạn sẽ dành cho công việc. Có thể bạn nghĩ 1, 2 phút sẽ chẳng ảnh hưởng gì nhưng nhiều lần 1, 2 phút như vậy sẽ khiến cho lịch làm việc của bạn bị đảo lộn ngay. Tự đặt cho mình nguyên tắc không được làm việc riêng trong giờ làm và tuân thủ theo nhé.
Tập trung tinh thần vào công việc
Nghiên cứu cho thấy, điện thoại di động chính là thứ dễ khiến dân văn phòng xao nhãng nhất trong khi làm việc. Dẫu biết rằng một người không thể tập trung quá lâu vào bất cứ việc gì nhưng chúng ta có thể chia nhỏ công việc ra và xen kẽ vào giữa là các khoảng nghỉ ngắn. Trong thời gian nghĩ này, bạn có thể đi lại, trò chuyện cùng đồng nghiệp, thư giãn để lấy lại tinh thần.

ban-se-chang-can-phai-mang-viec-ve-nha-neu-ap-dung-meo-sau1

Dành thời gian tỉnh táo nhất cho việc khó nhất
Một bí quyết nữa mà Bài học thành công muốn mách bạn đó là: làm việc khó nhất vào lúc tinh thần tốt nhất. Trong 8 tiếng làm việc, sẽ có khoảng thời gian bạn cảm thấy tỉnh táo và hăng hái nhất. Đó là lúc bạn nên dành cho phần việc khó nhất/cần nhiều sự đầu tư, tập trung nhất trong ngày. Đừng trì hoãn đến cuối ngày làm việc, bạn sẽ khó đạt được kết quả tốt và có khi còn phải mang việc về nhà để làm tiếp.
Nói “không” đúng cách
Nói “không” đúng cách là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Để lịch làm việc của mình không bị đảo lộn, đừng ngần ngại từ chối những lời mời hay nhờ vả từ đồng nghiệp. Nếu đó là việc bạn có thể giúp, bạn có thể nhận lời nhưng hãy chắc là không làm ảnh hưởng đến phần việc của mình nhé.

Là dân văn phòng, chắc chắn bạn đã từng phạm phải một trong những sai lầm này khi ăn trưa

Bữa trưa đối với dân văn phòng là một phần rất quan trọng bởi nó giúp nạp lại năng lượng cho ngày làm việc. Thế nhưng không phải cứ ăn là sẽ khỏe, bạn còn phải tuân theo những nguyên tắc ăn uống hợp lý nữa. Ăn trưa quá no hoặc quá ít cũng sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp vấn đề. Dưới đây là 8 sai lầm phổ biến mà chắc chắn là dân văn phòng nào cũng đã gặp phải trong bữa ăn trưa của mình.

la-dan-van-phong-chac-chan-ban-tung

1. Ăn đồ hàng quán quá nhiều
Công việc bận rộn nên không ít người, nhất là các bạn trẻ chưa lập gia đình đều chọn cách ăn trưa bên ngoài cho tiện lợi. Nhưng bạn có biết, đồ ăn bên ngoài chứa nhiều calo, dầu mỡ và muối hơn bình thường. Chưa kể đến những hàng quán bên ngoài rất ít nơi có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn những thức ăn này lâu ngày chắc chắn sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Tốt hơn bạn nên bỏ ra một chút thời gian để tự chuẩn bị bữa trưa cho mình.
2. Ăn quá sớm hoặc quá trễ
Ăn cơm không đúng giờ dễ khiến bạn gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Ăn quá sớm hoặc quá muộn đều là thói quen không tốt. Hãy sắp xếp ăn sáng vào đầu ngày làm việc và ăn trưa trước 14h chiều để không phải chịu cảnh bụng đói cồn cào nhé. Những cơn đói có thể làm bạn xao nhãng mất tập trung vào công việc đấy.
3. Bỏ bữa trưa
Dĩ nhiên đây là điều mà bạn nên tránh tuyệt đối. Dù cho dạ dày của bạn có mạnh khỏe thế nào thì cũng không thể nào tránh được tác hại của việc bỏ bữa đâu. Axit tiết ra từ dạ dày góp phần co bóp thức ăn nhưng nếu bạn để nó trống không, axit có thể gây tổn hại đến thành dạ dày như viêm loét chẳng hạn.
4. Vừa ăn vừa làm việc
Nhiều người quá bận rộn nên tận dụng cả giờ ăn trưa để vừa ăn vừa làm việc. Nhưng thực tế, việc này lại không giúp tiết kiệm thời gian như bạn nghĩ mà ngược lại còn khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn cho giờ ăn trưa. Bạn sẽ khó có thể tập trung vào một việc khi vừa ăn vừa làm việc như vậy. Hậu quả là công việc không có kết quả tốt mà bạn còn có nguy cơ đau dạ dày.
5. Sử dụng điện thoại khi ăn
Tương tự như trên, sử dụng điện thoại khi ăn khiến bạn mất tập trung, giảm lượng máu lưu thông tới hệ tiêu hóa và có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề về dạ dày. Tốt nhất khi ăn trưa, hãy chỉ ăn trưa mà thôi, các công việc còn lại, hãy gác lại vào giờ chiều.

6. Không ăn rau
Đừng quên bổ sung chất xơ vào bữa ăn của mình. Thiếu chất xơ có thể khiến bạn dễ mắc các căn bệnh táo bón, khô da,… Những thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ cho dân văn phòng là canh rau, trái cây, rau củ,…

la-dan-van-phong-chac-chan-ban-tung1

7. Uống cà phê ngay sau khi ăn
Nhiều người có thói quen uống cà phê sau bữa ăn nhưng không biết rằng đây là một sai lầm. Một tách cà phê vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo làm việc nhưng vào buổi trưa sau khi ăn, nước lọc hay trà sẽ là lựa chọn phù hợp hơn nhé.
8. Bỏ qua món trái cây tráng miệng
Sau khi dùng cơm, đừng quên ăn một ít trái cây tráng miệng. Những loại trái cây như chuối, táo,… sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra nó còn cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.

CEO Netlfix và phong cách quản trị nhân viên có một không hai

Hẳn chúng ta không ai là không biết đến Reed Hastings, cha đẻ của công ty giải trí và truyền thông nổi tiếng Netflix. Với tư duy kinh doanh nhạy bén, ông đã biến đứa con của mình từ một dịch vụ nhỏ bé trở thành một đế chế truyền hình được biết đến nhiều nhất tại Mỹ. Tên tuổi của ông không chỉ gắn liền với những thành quả đáng kinh ngạc mà còn là những câu chuyện về tài năng quản trị nhân sự có phần lập dị của mình.

ceo-netlfix-va-phong-cach-quan-tri-nhan-su-co-mot-khong-hai1

Bài học đầu tiên từ người sếp đáng kính
Trang Business Insider kể câu chuyện về bài học quản trị đầu tiên của Hastings. Sau khi tốt nghiệp tại trường Bodoin College với tấm bằng cử nhân toán học, Hastings làm việc cho một công ty startup về công nghệ. Trên bàn làm việc, ngoài chiếc máy tính được chăm chút sạch sẽ thì mọi thứ còn lại: giấy tờ, cốc bẩn, và cả quần áo được bày bừa khắp nơi mà chủ nhân của chúng thì chẳng hề mảy may dọn dẹp. Vậy nhưng thi thoảng, Hastings thấy căn phòng làm việc gọn gàng một cách bí ẩn, tất cả cốc bẩn đều được rửa sạch sẽ. Ông cho rằng chắc người lao công đã làm việc này nhưng không, một buổi sáng ông tới văn phòng sớm và thấy vị CEO đáng kính của mình đang rửa từng chiếc cốc của mình. Khi Hastings thắc mắc về hành động này, sếp của ông chỉ gật đầu nói rằng: “Đây là điều tôi có thể làm để hỗ trợ cho cậu. Cậu đã đóng góp và làm được rất nhiều cho công ty”.
Và đấy chính là bài học quản trị đầu tiên mà Reed Hastings học được. Người sếp đáng kính này đã giúp ông nhận ra chân lý về việc đãi ngộ và giữ chân nhân tài. Sau này Hastings đã ứng dụng nó để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp thú vị ở Netflix.
“Tự do” – văn hóa làm việc thú vị tại Netflix

ceo-netlfix-va-phong-cach-quan-tri-nhan-su-co-mot-khong-hai

Khác với bất kỳ vị CEO nào trên thế giới, trụ sở chính của Netflix không có văn phòng riêng cho CEO của mình. Hastings quản lý nhân viên bằng cách “đi lang thang” quanh văn phòng và thực hiện các cuộc họp bất cứ lúc nào cảm thấy cần thiết và thuận tiện. Ông muốn tạo cho nhân viên của mình tinh thần làm việc thoải mái nhất có thể, không gò bó, không ức chế mọi khả năng sáng tạo. Đây chũng chính là một điểm trong chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài của Netflix. Ngoài ra, tất cả các nhân viên ở Netflix đều được đãi ngộ một cách xứng đáng nhất. Những nhân viên lên chức cha/mẹ đều được nghỉ phép không giới hạn trong vòng một năm mà vẫn được nhận lương đầy đủ. Với những nhân viên tiềm năng, Hastings sẵn sàng trao cho họ những quyền lợi tốt nhất có thể.
Chính sự hào phóng trong đãi ngộ nhân viên đã giúp cho Hastings xây dựng được một đội ngũ nhân tài vô cùng đặc biệt, làm nền móng vững chắc cho sự phát triển của công ty.

Tránh xa 4 thứ này ngay nếu không muốn đổ bệnh những ngày làm việc cuối năm

Vào những ngày làm việc cuối năm, công việc bộn bề hối hả cộng với thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cho không ít nhân viên công sở khổ sở vì những cơn sốt, ho, cảm lạnh hành hạ. Nhưng không chỉ riêng thời tiết, mầm bệnh có thể ẩn nấp trong chính văn phòng làm việc của bạn, ở những nơi mà có thể bạn cũng không ngờ tới.

tranh-xa-4-thu-nay-ngay-neu-khong-muon-do-benh-nhung-ngay-lam-viec-cuoi-nam1

1. Bụi bẩn trong không khí
Với bầu không khí ô nhiễm tại các thành phố lớn như hiện nay, cho dù bạn làm việc trong các tòa nhà đóng kín thì khói bụi vẫn len lỏi bay trong không khí. Dù không dày đặc như ngoài đường phố nhưng hít phải những hạt bụi này trong văn phòng cũng khiến cho bạn dễ mắc các bệnh dị ứng, cảm cúm hay nổi mụn.
2. Những vật dụng, thiết bị thường dùng
Ổ bệnh tiếp theo đến từ những vật dụng vô cùng quen thuộc mà dân văn phòng nào cũng tiếp xúc mỗi ngày. Đó là những bàn phím máy tính, nút bấm thang máy, tủ lạnh, lò vi sóng của văn phòng,.... Những vật dụng máy móc này được sử dung chung cho cả phòng nhưng lại không được lau rửa thường xuyên nên nếu có một người trong phòng mắc bệnh, virus có thể lây lan cho các đồng nghiệp khác qua những đồ vật này.
3. Phòng máy lạnh đóng kín
Đừng nghĩ rằng ngồi yên vị trong phòng máy lạnh thì bạn có thể “an toàn” hơn, chính phòng máy lạnh đóng kín lại là nguyên nhân khiên bạn đổ bệnh đấy. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã nghiên cứu và cho ra kết quả đáng bất ngờ: không khí trong phòng kín ô nhiễm gấp 100 lần ngoài trời. Nguyên nhân là vì bầu không khí đó chứa đầy bụi bẩn và khí CO2 thải ra khi chúng ta hô hấp nhưng không được lọc ra bên ngoài.

tranh-xa-4-thu-nay-ngay-neu-khong-muon-do-benh-nhung-ngay-lam-viec-cuoi-nam

4. Đồng nghiệp của bạn
Một nguồn bệnh nữa đến từ chính những người đồng nghiệp thân thiết mà bạn tiếp xúc mỗi ngày. Văn phòng là nơi tập trung nhiều người, chỉ cần một trong những đồng nghiệp của bạn bị bệnh, virus có thể lan truyền cho cả phòng và nếu không biết cách giữ gìn, bạn có thể trở thành nạn nhân ngay đấy.
Trên hết, ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, và chú ý tránh xa những mầm bệnh nói trên là bạn đã có thể giữ cho mình một sức khỏe và tinh thần hăng hái để chiến đấu với những ngày làm việc tất bật cuối năm này.

Tạo điểm nhấn cho CV thực tập 5 ngành hot nhất hiện nay

Tốt nghiệp ra trường, sinh viên nào cũng phải trải qua giai đoạn thực tập để làm quen với môi trường làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Và CV có lẽ là cửa ải đầu tiên mà các bạn phải vượt qua. Hầu hết các bạn sinh viên đều khá bối rối không biết nên trình bày CV như thế nào để thu hút nhà tuyển dụng. Chưa từng tham gia phỏng vấn xin việc, cũng không có kinh nghiệm gì, nên việc các bạn sinh viên coi việc viết CV là một trở ngại cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên trên thực tế, nhà tuyển dụng thường không đặt yêu cầu quá cao đối với các vị trí thực tập sinh. Vậy nên để tạo một CV ấn tượng không phải là chuyện quá khó. ……….. gợi ý cho bạn cách tạo điểm nhấn cho CV ở 5 vị trí thực tập sinh phổ biến nhất hiện nay.
1. Marketing

tao-diem-nhan-cho-cv-thuc-tap-5-nganh-nghe-hot-nhat-hien-nay1

Với một ngành có đặc thù năng động, sáng tạo như marketing, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ luôn ưu tiên tuyển dụng những bạn trẻ đáp ứng được tính chất công việc như trên. Nếu muốn ứng tuyển cho vị trí thực tập sinh marketing, trong CV bạn nên làm nổi bật tính cách, những điểm mạnh, những kinh nghiệm thể hiện được sự năng động và khả năng sáng tạo của mình.
2. IT

tao-diem-nhan-cho-cv-thuc-tap-5-nganh-nghe-hot-nhat-hien-nay2

Đối với sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin, kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc là hai yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Trong CV, hãy liệt kê bằng cấp/chứng chỉ thể hiện trình độ chuyên môn của mình. Nếu có, hãy liệt kê những kỹ năng đặc biệt mà bạn có ví dụ như một ngôn ngữ lập trình đặc biệt hay các sản phẩm thú vị do chính tay bạn sáng tạo ra. Đảm bảo sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
3. Kế toán

tao-diem-nhan-cho-cv-thuc-tap-5-nganh-nghe-hot-nhat-hien-nay3

Với nghề kế toán, bên cạnh nền tảng kiến thức của ứng viên, nhà tuyển dụng còn đặc biệt đánh giá tính cách của ứng viên đó có phù hợp hay không. Nếu bạn đang ứng tuyển cho vị trí thực tập sinh kế toán, CV của bạn nên làm nổi bật kết quả học tập tại trường. Nếu kết quả học tập không cao thì bạn có thể liệt kê những kinh nghiệm liên quan (ví dụ như kinh nghiệm làm thêm trong thời gian học). Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên tuyển chọn những bạn có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc nguyên tắc,… bạn nên lưu ý.
4. Nhân sự

tao-diem-nhan-cho-cv-thuc-tap-5-nganh-nghe-hot-nhat-hien-nay4

Khi viết CV thực tập các vị trí nhân sự, bạn nên làm nổi bật các kỹ năng mềm của mình như giao tiếp, làm việc với con người,… vì đây là những điểm sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bạn cũng nên liệt kê những sở thích và thói quen của mình thể hiện bạn là một người năng động, hướng ngoại, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. Các hoạt động xã hội mà bạn tham gia tại trường cũng sẽ là yếu tố giúp bạn ghi điểm.
5. Kỹ thuật

tao-diem-nhan-cho-cv-thuc-tap-5-nganh-nghe-hot-nhat-hien-nay5

Khác với những ngành nghề trên, đối với những vị trí thuộc ngành nghề kỹ thuật, nhà tuyển dụng muốn thấy được sản phẩm thực tế thể hiện năng lực của bạn hơn là những dòng lý thuyết suông. Vì vậy, nếu có thể bạn hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những sản phẩm của mình.

Cảm hứng từ 5 văn phòng làm việc độc đáo nhất trên thế giới

Trung bình mỗi nhân viên dành khoảng thời gian 8 tiếng mỗi ngày tại văn phòng làm việc, nơi có thể được xem như là ngôi nhà thứ hai của họ. Vậy nên, thiết kế không gian làm việc hấp dẫn, khơi gợi hứng thú làm việc cho nhân viên là điều thiết yếu mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Tùy theo tính chất công việc cũng như môi trường văn hóa mà mỗi văn phòng sẽ có một phong cách phù hợp. Cùng tham khảo 10 văn phòng độc đáo nhất thế giới sau đây.
1. Selgas Cano

cam-hung-tu-5-van-phong-lam-viec-doc-dao-nhat-the-gioi1

Còn gì tuyệt vời hơn cho một nhà thiết kế khi vừa làm việc vừa được hòa mình vào thiên nhiên. Công ty kiến trúc nổi tiếng Selgas Cano đã biến ước muốn này của nhân viên trở thành hiện thực khi xây dựng văn phòng làm việc của công ty tại một khu rừng gần thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. Văn phòng được thiết kế theo dạng ống, một phần nằm dưới lòng đất và một phần ở trên với những ô cửa kính lớn, để nhân viên có thể vừa làm việc vừa ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên bên ngoài.
2. Google

cam-hung-tu-5-van-phong-lam-viec-doc-dao-nhat-the-gioi2

Google luôn nổi tiếng với những văn phòng làm việc với thiết kế “độc nhất vô nhị” trên thế giới. Mỗi trụ sở lại mang một phong cách độc đáo riêng và văn phòng Google tại Tel Aviv, Israel là một trong số đó. Văn phòng tuyệt vời này của Google chiếm 8 tầng trong tòa tháp Electra ngay tại trung tâm thành phố Tel Aviv. Mỗi phòng được thiết kế theo một chủ đề riêng biệt, minh họa về những khía cạnh đa dạng của quốc gia và dân tộc Israel.
3. Lego

cam-hung-tu-5-van-phong-lam-viec-doc-dao-nhat-the-gioi3

Công ty sản xuất trò chơi lắp ghép cho trẻ em Lego cũng có một văn phòng làm việc độc đáo không kém. Những bộ bàn ghế được thiết kế theo phong cách “lắp ghép”, tận dụng ánh sáng tự nhiên để kích thích sự hoạt động của bán cầu não, hay những chiếc máng trượt thú vị dùng để di chuyển là một vài trong số rất nhiều điểm độc đáo của văn phòng này.
4. Inventionland

cam-hung-tu-5-van-phong-lam-viec-doc-dao-nhat-the-gioi4

Ghé thăm văn phòng của Inventionland tại Pittsburgh, bang Pennysylvania, Mỹ, bạn sẽ cảm thấy như đang lạc vào xứ sở thần tiên kỳ diệu. Khuôn viên 6500 mét vuông được chia thành nhiều không gian nhỏ với mỗi không gian là một thiết kế khác nhau từ lâu đài, đường đua, hang giả, tàu cướp biển hay giày khổng lồ,…
5. Dropbox

cam-hung-tu-5-van-phong-lam-viec-doc-dao-nhat-the-gioi5

Lấy cảm hứng từ chính sản phẩm của công ty là không gian lưu trữ, các nhà thiết kế đã tạo ra một văn phòng độc đáo cho trụ sở của Dropbox tại San Francisco. Văn phòng được thiết kế theo phong cách đô thị, mọi thứ được sắp xếp đơn giản và tối đa hóa chức năng lưu trữ. Ngoài ra mỗi văn phòng làm việc còn được đặt tên khác nhau như: Romance Chamber, The Break Up Room,…

Startup – “miền đất hứa” cho các sinh viên mới ra trường

Lựa chọn làm việc tại các công ty khởi nghiệp (startup) đang là xu hướng của đa phần bạn trẻ trong những năm gần đây. Trong khi các doanh nghiệp lớn luôn là ước mơ của nhiều người tìm việc, tại sao startup vẫn có sức hút lớn đến vậy? Bài viết sau đây đưa ra 4 lý do vì sao startup lại là "miền đất hứa" đối với các bạn trẻ, đặc biệt là những sinh viên vừa ra trường.

startup-mien-dat-hua-cho-cac-sinh-vien

1. Luôn có nhu cầu tuyển dụng
Kể cả khi cầm trên tay một tấm bằng loại giỏi, tìm được một công việc phù hợp không phải là điều dễ dàng đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp. Thông thường một sinh viên sau khi tốt nghiệp phải mất khoảng 2 – 3 tháng để tìm được. Thời gian này có khi kéo dài hơn thế nếu bạn đợi đến kỳ tuyển dụng của các công ty lớn. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng nhân viên tại các startup rất thường xuyên, mở ra nhiều cơ hội hơn cho ứng viên. Theo khảo sát, có đến hơn 50% các startup có nhu cầu tuyển dụng trong dịp cuối năm nay, trong đó có nhiều doanh nghiệp cho biết lúc nào họ cũng có nhu cầu tuyển.
2. Không yêu cầu kinh nghiệm

startup-mien-dat-hua-cho-cac-sinh-vien1

Trái ngược với các doanh nghiệp lớn thường yêu cầu trình độ cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm thì đối với các công ty khởi nghiệp, kinh nghiệm không phải là điều kiện tiên quyết. Các doanh nghiệp nhỏ còn có phần ưu tiên tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp, họ cũng thường không hỏi về kinh nghiệm của ứng viên khi phỏng vấn mà quan tâm nhiều hơn đến những điểm như thành tích học tập, kỹ năng mềm, định hướng phát triển của ứng viên có phù hợp với doanh nghiệp hay không.
3. Chỉ cần đam mê và nhiệt huyết
Không đặt nặng vấn đề kinh nghiệm, tiêu chí mà các nhà tuyển dụng tại startup đặt ra đối với các sinh viên mới ra trường đó là lòng nhiệt huyết, tinh thần ham mê học hỏi. Chỉ cần bạn có đam mê và một định hướng nghề nghiệp rõ ràng thì cánh cửa startup sẽ luôn rộng mở đối với bạn. Ngoài ra, sự năng động và khả năng thích ứng linh hoạt với môi trường biến động cũng chính là những ưu điểm khiến các sinh viên được đánh giá cao tại startup.

startup-mien-dat-hua-cho-cac-sinh-vien2

4. Cơ hội học hỏi và phát triển cao
Một đặc điểm khác thu hút sinh viên mới ra trường của các startup đó là cơ hội học hỏi. Môi trường làm việc tại các startup rất trẻ trung và năng động, các bạn trẻ sẽ được trải nghiệm công việc ở nhiều vị trí, có cơ hội để cọ xát với thực tế, học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ những người sáng lập doanh nghiệp, thể hiện năng lực của bản thân, và được phát triển các kỹ năng một cách toàn diện.

Bí quyết để vừa làm vừa chơi vẫn thảnh thơi với công việc

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình vắt chân lên cổ mà vẫn không kịp tiến độ trong khi đó đồng nghiệp lại có vẻ như rất thảnh thơi mà vẫn hoàn thành công việc đầy đủ. Không phải vì phần việc của ai ít hơn hay dễ hơn, mà đơn giản là họ có bí quyết phân bổ thời gian và công sức phù hợp. Vậy bí quyết đó là gì? Hãy cùng BaihocthanhcongTPHCM tìm hiểu nhé.

1. Hạn chế buôn chuyện trong giờ làm việc

bi-quyet-de-vua-lam-vua-choi-van-thanh-thoi-cong-viec1

Trò chuyện với đồng nghiệp sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng cũng như gắn kết với mọi người hơn, nhưng buôn chuyện trong giờ làm lại khác. “Buôn chuyện” không những khiến bạn mất tập trung trong công việc mà còn tốn thời gian vô ích. Đồng nghiệp hễ ngồi với nhau là sẽ bàn tán đủ thứ chuyện trên đời, bạn có thể tham gia nhưng nên nhớ đừng sa đà quá, hãy đặt ưu tiên hàng đầu cho công việc đang làm.
2. Không khoe khoang mình đã hoàn thành công việc
Tùy vào cách phân bổ thời gian của mình, bạn có thể hoàn thành phần việc của mình đúng hoặc sớm hơn thời gian được giao nhiều ngày. Dù thế nào đi nữa đừng dại dột lan truyền tin tức này với đồng nghiệp hay sếp. Một khi để mọi người biết được bạn đang rảnh rỗi, bạn có thể bị sếp giao thêm nhiều việc không thuộc bổn phận hoặc bị đồng nghiệp nhờ vả. Có thể bạn thấy như vậy là hơi ích kỷ cá nhân nhưng giúp một lần thì sẽ rất dễ có lần khác. Bạn có thể hỗ trợ nhưng không nên làm thay phần, điều này sẽ tốt cho cả bạn và đồng nghiệp mình. Thời gian rảnh sau nhiệm vụ, bạn có thể dành để nghiên cứu cho nhiệm vụ sắp tới của mình, hoặc đơn giản là nghỉ ngơi.

bi-quyet-de-vua-lam-vua-choi-van-thanh-thoi-cong-viec1


3. Biết khi nào là thích hợp để báo cáo với cấp trên
Chắc chắn rằng một người sếp sẽ rất hài lòng với những nhân viên làm việc hiệu suất. Anh ấy sẽ tín nhiệm và giao cho bạn thêm những nhiệm vụ thử thách mới. Điều này thực sự rất tốt nếu bạn đang phấn đấu để phát triển kỹ năng làm việc. Thế nhưng không phải lúc nào những nhiệm vụ mới cũng có lợi cho bạn. Nếu sếp của bạn là một người quản lý có xu hướng vắt kiệt sức lực của nhân viên, không công nhận xứng đáng những cống hiến của bạn, thì bạn nên khéo léo chọn đúng thời điểm để báo cáo công việc với cấp trên.
4. Đi làm và tan sở đúng giờ
Tạo cho mình một thời gian biểu và thực hiện đúng theo nó giúp bạn có thể quản lý, phân bổ thời gian cho công việc mỗi ngày một cách dễ dàng hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những người đi làm và tan sở đúng giờ làm việc hiệu quả hơn những người không tuân thủ thời gian. Nó cũng giúp cho tâm trạng của bạn thoải mái, tránh được những áp lực mệt mỏi.

Làm thế nào để ứng viên nhớ mãi thương hiệu tuyển dụng?

Tuyển dụng cũng là một trong những kênh rất hiệu quả để quảng bá thương hiệu của công ty. Một quy trình tuyển dụng được tổ chức hoàn hảo sẽ giúp cho công ty xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong mắt người tìm việc, những người này có thể là những nhân tài mà công ty đang tìm kiếm, cũng có thể là khách hàng hay đối tác thân thiết sau này. Vậy nhà tuyển dụng cần chuẩn bị những gì để có thể tạo ấn tượng và gây được thiện cảm tốt với ứng viên về thương hiệu của công ty?

lam-nao-de-ung-vien-nho-mai-thuong-hieu


1.      Cung cấp đầy đủ thông tin

Một ứng viên sẽ cảm thấy hài lòng và tin tưởng nhiều hơn ở một công ty có các thông tin được công khai rõ ràng. Các công ty nên có một website chính thức giới thiệu về tầm nhìn, sứ mệnh, các bộ phận, phòng ban, hình ảnh về văn hóa làm việc tại công ty,… đây là những thông tin mà ứng viên rất quan tâm. Hơn nữa, nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng website này để cập nhật những thông báo việc làm. Hình thức này sẽ tạo được sự tin cậy với người tìm việc.

2.      Đặt mình vào vị trí của ứng viên

lam-nao-de-ung-vien-nho-mai-thuong-hieu1


Thấu hiểu tâm lý của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng xây dựng được quy trình tuyển dụng phù hợp hơn. Mỗi nhà tuyển dụng hãy đặt mình vào vị trí của ứng viên, vận dụng kinh nghiệm cá nhân của mình để có những thay đổi hợp lý nhất. Đầu tư để người tìm việc có được những trải nghiệm tích cực khi tương tác với công ty là một dạng đầu tư thông minh.

3.      Thu nhận góp ý của ứng viên

Ứng viên là một nguồn rất hiệu quả đề nhà tuyển dụng có thể khai thác thông tin. Cuối buổi phỏng vấn, hãy hỏi ứng viên cảm nhận về công ty. Dù đó là một ứng viên tiềm năng hay yếu kém, hãy cho họ cơ hội được góp ý. Những lời nhận xét của họ có thể sẽ rất có ích cho nhà tuyển dụng trong việc cải thiện quy trình tuyển dụng. Về phía ứng viên, họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng ý kiến và sẽ có ấn tượng tốt đẹp đối với công ty.

Những đức tính nào giúp bạn được lòng sếp Nhật?

Người Nhật luôn đề cao nguyên tắc, lễ nghĩa, dù làm việc ở Việt Nam họ vẫn giữ tác phong và văn hóa làm việc rất chuyên nghiệp. Đặc biệt người Nhật có thói quen đánh giá người khác qua hành động nhiều hơn là lời nói. Việc hiểu rõ cách làm việc của họ giúp chúng ta biết cách hành xử phù hợp hơn, tạo được mối quan hệ tốt và dễ dàng hơn trong công việc. Những tính cách sau đây của nhân viên sẽ được sếp Nhật đánh giá cao.


nhung-duc-tinh-nao-giup-ban-duoc-long-sep-nhat1

1. Chăm chỉ
Nếu đã từng làm việc với các đồng nghiệp Nhật, hẳn bạn sẽ lấy làm lạ khi thấy người Nhật làm việc quá chăm chỉ. Họ luôn là những người đến sớm nhất và là những người ra về trễ nhất công ty. Đây chính là một trong những điểm đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản, nơi mà sự cần cù, chăm chỉ luôn được đề cao. Sếp Nhật sẽ đánh giá một nhân viên của mình rất tốt nếu người đó thể hiện là người siêng năng, cần cù trong công việc.
2. Nguyên tắc


nhung-duc-tinh-nao-giup-ban-duoc-long-sep-nhat2

Như đã nói, người Nhật luôn coi trọng các nguyên tắc và lễ nghi. Để làm việc tốt với cấp trên cũng như các đồng nghiệp Nhật, bạn nên tìm hiểu về các văn hóa ứng xử, giao tiếp của họ như văn hóa chào hỏi, trao nhận danh thiếp, tặng quà,… Trong thời gian làm việc chung đặc biệt là ở lần đầu gặp gỡ, những điều này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ. Bên cạnh đó, nếu bạn là một người nguyên tắc khi làm việc như luôn đúng giờ, không thất hứa, bạn cũng sẽ gây dựng được lòng tin với cấp trên của mình. Đây là một trong những yếu tố giúp cho công việc của bạn thuận lợi hơn.
3. Trung thực
Phẩm chất quan trọng cuối cùng giúp một nhân viên được sếp Nhật đề cao đó chính là trung thực. Dù cho làm việc ở môi trường nào, sự trung thực vẫn là yếu tố cần thiết hàng đầu giúp bạn được đánh giá cao. Bất kỳ sự gian dối nào dù chỉ là nhỏ cũng có thể khiến mọi thành quả, mọi sự cố gắng của bạn không còn được công nhận. Và điều này có thể ảnh hưởng đến cả quá trình thăng tiến của bạn trong tương lai.

10 thói quen giúp nhà quản lý thu hút nhân viên

Quản lý là một công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi phải có kĩ năng chuyên môn và trách nhiệm cao trong công việc. Một người quản lý phải biết quan tâm và đồng thời tạo ra sự hấp dẫn công việc đối với khả năng đặc trưng riêng của từng nhân viên. Nếu có những thói quen sau đây, họ sẽ dễ dàng có được sự tin tưởng và tôn trọng từ cấp dưới.

10-thoi-quen-ma-nhung-nguoi-quan-ly-su

1. Quản lý sẽ biết khi nào cần giúp nhân viên và khi nào để nhân viên tự làm: Một trong những việc khó khăn nhất mà người quản lý phải học đó là không nên vội vàng sửa chữa mọi thứ. Nhân viên cần phải tự học và đôi khi việc học cần có những sai lầm. Một người quản lý giỏi sẽ biết cân bằng giữa việc chỉ dạy nhân viên và để họ tự học.
2. Quản lý sẽ tự nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Người quản lý giỏi sẽ hiểu được điều gì họ làm tốt và điều gì mà họ cần cải thiện. Xung quanh họ sẽ là những người bổ sung thiếu sót và hỗ trợ cho họ.
3. Quản lý luôn tích cực và cởi mở: Người quản lý tốt không nhất thiết phải mang phong cách ngọt ngào nhưng họ phải nhận biết rằng tiêu cực không phải là yếu tố thu hút nhân viên. Quản lý phải luôn nhìn vào mặt tích cực và biến nghịch cảnh thành cơ hội.
4. Quản lý tiếp thu ý kiến của nhân viên: Một trong những cách tốt nhất để thu hút nhân viên là khiến họ trở thành một phần của công việc. Hỏi họ ý kiến và ghi nhận phản hồi. Người quản lý tốt sẽ hỏi ý kiến của nhân viên và nhân viên cũng biết rằng họ có thể thoải mái trao đổi và phản biện.
5. Quản lý công nhận nhân viên theo cách mà nhân viên muốn được công nhận: Đây là sự bình đẳng trong giao tiếp. Người quản lý giỏi sẽ biết cách cư xử chân thành và công nhận riêng tư của nhân viên. Họ biết rõ rằng việc xử sự công bằng và bình đẳng là hai điều khác nhau.
6. Quản lý biết quyết định: Người quản lý tốt sẽ để nhân viên của mình tự quyết định không chỉ những việc đơn giản mà cả những việc khó khăn và phức tạp. Họ biết quyết định nào để nhân viên làm, quyết định nào họ quyết định cho cả team và quyết định nào mà phải vì lợi ích chung.
7. Quản lý là một người đồng đội: Người quản lý tuyệt vời sẽ nhận ra họ không chỉ là một người đứng đầu mà còn là người đồng đội. Nhân viên luôn e ngại quản lý sẽ khó làm việc trong cùng team nên đây cũng là một việc mà quản lý cần lưu tâm về khả năng lãnh đạo của mình.
8. Quản lý biết cách quản lý: Các nhà quản lý giỏi hiểu rằng chìa khóa để hoàn thành công việc là quản lý hiệu quả. Quản lý không chỉ là chức vụ mà còn là khả năng giữ cho công việc được tổ chức và đi theo đúng hướng.
9. Quản lý thoải mái với câu nói “ Tôi không biết”: Quản lý không cần phải biết mọi thứ. Họ thoải mái trong việc tìm hiểu câu trả lời. Câu nói của những người quản lý đích thực: “ Tôi không biết, tôi phải tìm ra nó”.
10. Quản lý đem lại giá trị công việc bằng cách ủy thác: Họ biết công việc nào nên làm và công việc nào nên giao cho nhân viên. Việc quản lý và tiếp xúc những ý tưởng mới của nhân viên cũng giúp họ có được những kĩ năng mới.

Đâu là thời điểm hợp lý để ra đi?

Gắn bó với công việc là điều mà chắc hẳn ai cũng mong muốn vì để tìm được một công việc phù hợp không phải là dễ và bạn cũng đã phải mất kha khá thời gian để làm quen với mọi thứ. Nhưng không hẳn sự gắn bó nào cũng là tốt, có những lúc bạn nên chọn “ra đi” thay vì “ở lại”. Đó là lúc:
1. Bạn ghét công việc hiện tại

dau-la-thoi-diem-hop-ly-de-ra-di1

Cho dù công việc hiện tại là đam mê của bạn, cũng sẽ có lúc bạn cảm thấy chán ghét nó. Nếu đã nỗ lực cải thiện mà vẫn không tìm lại được hứng thú với nó thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến một công việc mới trong cùng lĩnh vực.
2. Sức khỏe của bạn có vấn đề
Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe, mà nguyên nhân đến từ chính công việc hiện tại của bạn thì đây có thể được xem như lời cảnh báo của cơ thể rằng bạn cần thay đổi ngay công việc hiện tại. Có thể bạn đang quá gắng sức để làm công việc này. Sức khỏe cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả công việc. Nếu bạn tiếp tục làm việc trong tình trạng sức khỏe không tốt, thì cả bản thân bạn và công ty đều bị ảnh hưởng.
3. Môi trường làm việc quá tệ

dau-la-thoi-diem-hop-ly-de-ra-di2

Môi trường làm việc là một yếu tố rất quan trọng. Môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho nhân viên động lực làm việc, thúc đẩy sự sáng tạo. Ngược lại, nếu văn hóa nơi làm việc không tốt, chẳng hạn như cạnh tranh không lành mạnh, không có sự thăng tiến hoặc là môi trường gò bó khiến bạn không thể phát triển được bản thân,… Thì đã đến lúc bạn cần rời đi tìm một cơ hội phát triển mới cho mình rồi đấy.
4. Bạn tìm được công việc yêu thích

dau-la-thoi-diem-hop-ly-de-ra-di3

Nếu bạn đã tìm được công việc đúng với đam mê của mình sau thời gian chịu đựng công việc nhàm chán thì không có lý do gì để không từ bỏ ngay công việc hiện tại. Hãy thử thách bản thân tại một môi trường mới với công việc mà mình yêu thích.

Lời khuyên cho bạn khi bắt đầu ở một môi trường làm việc mới

Bắt đầu một công việc mới, tại một môi trường mới, chắc chắn sẽ có rất nhiều thứ mới lạ với bạn. Đặc biệt nếu đấy là công việc đầu tiên của bạn, những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn có một khởi đầu hoàn hảo.
1. Luôn tới công ty đúng giờ
Cho dù là nhân viên mới hay đã đi làm lâu năm, đi làm đúng giờ là nguyên tắc số một mà bạn phải tuân theo. Việc đi làm muộn có thể khiến sếp đánh giá không tốt về bạn. Ngược lại đi làm đúng giờ thể hiện tác phong chuyên nghiệp của bạn, cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với đồng nghiệp.

loi-khuyen-cho-ban-khi-bat-dau-o-mot-moi-truong-lam-viec-moi1

2. Mặc trang phục phù hợp
Nếu đây là lần đầu tiên bạn đi làm ở môi trường công sở và không biết nên mặc trang phục như thế nào cho phù hợp, cách thông minh nhất đó là quan sát mọi người xung quanh và ăn mặc giống như vậy. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, đừng mặc quần jeans và giày thể thao như khi bạn còn là sinh viên. Hoặc nếu không, bạn cũng có thể tìm cho mình một thần tượng trong công ty và học hỏi không những phục trang mà còn cách làm việc, ứng xử của người đó.
3. Lắng nghe
Hãy dành những tuần đầu tiên của mình tại nơi làm việc mới để lắng nghe và quan sát xem những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Đây là thời gian để bạn làm quen với môi trường mới, biết được văn hóa ở công ty như thế nào từ đó có cách ứng xử và làm việc phù hợp.
4. Tránh tham gia vào các cuộc nói xấu trong công ty

loi-khuyen-cho-ban-khi-bat-dau-o-mot-moi-truong-lam-viec-moi2

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải tránh xa tất cả. Bạn có thể trò chuyện với mọi người để xây dựng các mối quan hệ. Qua đó bạn cũng có thể góp nhặt được cho mình những thông tin hay ho. Tuy nhiên đừng tham gia nói xấu một ai đó, và cũng nên tránh trở thành tâm điểm của những thị phi.
5. Tìm cho mình một “người thầy”
Người đó có thể là quản lý của bạn, nhóm trưởng hay thậm chí là người đồng nghiệp đã có kinh nghiệm làm việc lâu hơn bạn, người có thể sẵn sàng chỉ dẫn cho bạn mọi vấn đề trong công việc.
6. Đừng ngại hỏi
Khi thắc mắc về một vấn đề nào đó, hãy hỏi. Bạn có thể thấy câu hỏi của mình là ngớ ngẩn nhưng đừng lo lắng, mọi người đều hiểu bạn vừa mới bắt đầu công việc nên còn rất nhiều điều lạ lẫm.

Người phụ nữ này đã khẳng định vai trò của nữ giới trong xã hội Nhật Bản

Theo bảng xếp hạng Chỉ số doanh nhân và phát triển toàn cầu GEDI, Nhật Bản xếp thứ hạng 13 sau Peru về số lượng các doanh nhân nữ. Đây là vị trí khá thấp so với một quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản. Tuy vậy, xét về khía cạnh văn hóa, điều này lại rất dễ hiểu bởi như một truyền thống của đất nước, phụ nữ Nhật thường khá an phận trong cuộc sống. Họ xem việc nuôi dạy con cái, chăm lo cho gia đình chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cả đời của mình.
Ngày nay theo sự phát triển của xã hội, quan niệm của người dân Nhật Bản cũng dần thay đổi. Phụ nữ Nhật giờ đây cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động kinh doanh và chính trị. Không ít người đã trở thành những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn. Trong đó phải kể đến Yoshiko Shinohara – nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Nhật Bản.
Con đường gây dựng cơ nghiệp đầy khó khăn

nguoi-phu-nu-nay-khang-dinh-vai-tro-cua-nu-gioi-trong-xa-hoi-nhat

Yoshiko Shinohara sinh năm 1934, bà lớn lên trong giai đoạn Thế chiến thứ hai. Sau khi tốt nghiệp trung học, bà kết hôn ở tuổi 20 và nhanh chóng ly hôn bởi cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Sau đó bà chuyển đến làm công việc thư ký ở Anh và Úc.
Năm 1973, Yoshiko thành lập công ty cung ứng nhân sự thời vụ dành cho các lao động nữ. Ban đầu công ty phát triển rất chậm, bà phải làm thêm công việc vào buổi tối để có tiền trang trải cho công ty. Năm 1980, bà quyết định tuyển thêm nhân sự nam và doanh thu công ty cũng bắt đầu tăng lên. Trong suốt những năm sau đó, bà Yoshiko đã đưa công ty vượt qua bao khó khăn, phát triển công ty trở thành Temp Holdings - một trong những công ty cung ứng dịch vụ nhân sự hàng đầu Nhật Bản. Hiện nay, Temp Holdings có hợp đồng làm việc với 27.000 công ty ở Nhật và các quốc gia khác trên thế giới. Tháng 4/2016, bà được bầu làm Chủ tịch danh dự của Temp Holdings. Sau hơn 40 năm gây dựng cơ nghiệp cho mình, ở tuổi 81, Yoshiko Shinohara đã trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Nhật Bản.
Thành công nhờ triết lý kinh doanh khác biệt

nguoi-phu-nu-nay-khang-dinh-vai-tro-cua-nu-gioi-trong-xa-hoi-nhat

Để có được sự nghiệp thành công như ngày hôm nay, Yoshiko Shinohara đã phải nỗ lực và hy sinh rất nhiều. Nhưng trên hết, triết lý sống và kinh doanh khác biệt chính là yếu tố giúp bà đạt được thành công.
Tuy là một người phụ nữ, nhưng Yoshiko đã sẵn sàng mạo hiểm tất cả để lập nghiệp. Một thời gian sau khi lập gia đình, bà quyết định ly hôn với chồng vì cảm thấy không hạnh phúc. Cuộc sống hôn nhân của người phụ nữ Nhật với các công việc bếp núc, chăm lo gia đình không phải là cuộc sống mà bà mong muốn. Cũng chính vì lý do đó, bà quyết định ly hôn và tìm kiếm công việc ở nước ngoài. Là một người phụ nữ có hoài bão, nhưng ngay từ đầu khi bắt đầu sự nghiệp, bà không hề có ý định trở thành tỷ phú. Mong muốn của bà lúc đó là có thể đóng góp cho đất nước và thay đổi tư tưởng của người dân Nhật Bản về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Lựa chọn kinh doanh dịch vụ nhân sự thời vụ là một quyết định liều lĩnh bởi thời điểm đó, lao động thời vụ được coi là bất hợp pháp, mãi tận sau này mới được hợp pháp hóa.
Hơn cả một tấm gương lập nghiệp, Yoshiko Shinohara đã trở thành biểu tượng cho thế hệ những người phụ nữ tự chủ, năng động trong xã hội Nhật Bản hiện đại.

5 mẹo tuyển dụng cho doanh nghiệp nhỏ

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tầm quan trọng của việc tuyển dụng càng lớn. Vì nếu một nhân viên nghỉ việc bất ngờ, doanh nghiệp đó sẽ gặp khó khăn trong việc điều tiết công việc. Để biết một nhân viên có thích hợp với công ty hay không, cần xem xét các mặt tính cách và phẩm chất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Dưới đây là 5 mẹo tuyển dụng cho doanh nghiệp nhỏ mà nhà tuyển dụng nên biết



1. Nhiệt tình

Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ đòi hỏi sự nhiệt tình của nhân viên khá cao. Vì ngoài những công việc chuyên môn thì mọi người cần bạn hỗ trợ những công việc vặt trong công ty. Đối với họ, một nhân viên tuyệt vời là người luôn sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển của công ty.

2. Kỹ năng cá nhân 

Khi nguồn lực bị giới hạn, thuê thêm người hoặc thuê freelancer chắc chắn là điều có thể xảy ra. Nhưng nếu những người trong chính công ty có thể đảm nhận và hỗ trợ thì vẫn tốt hơn. Đồng nghĩa với việc tin tuyển dụng tìm việc làm nhanh sẽ được truyền đi nhanh chóng nếu bạn có khả năng “ thiên biến vạn hóa” thì ắt hẳn sự ưu ái đã dành cho bạn. Tâm lý của các nhà lãnh đạo sẽ tuyển dụng 1 người có thể làm nhiều việc hơn là người chỉ biết làm 1 việc duy nhất và không có suy nghĩ

3. Không quá quan trọng việc thăng chức

Một trong những điểm khác mà mọi người có thể nhận ra giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn là cơ hội thăng tiến không cao. Tuy nhiên cơ hội học hỏi là rất nhiều. Ngoài ra việc kiêm nhiệm 1 lúc nhiều công việc cũng dễ xảy ra. Vì vậy, nếu ứng viên quá chú tâm vào bản mô tả công việc hay mức độ thăng tiến trong công việc thì bạn nên xem xét lại các vấn đề đó.

4. Có tinh thần học hỏi

Tinh thần học hỏi quan trọng với bất kỳ ai, đặc biệt là trong môi trường doanh nghiệp vừa và nhỏ vì khi đó mỗi nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty. Tinh thần ham học hỏi, nâng cao kiến thức rèn luyện kỹ năng sẽ là một trong những tính cách được đánh giá cao.

5. Chủ động 

Việc một người xin việc trình bày trong CV là “Tôi đã xem trang web của quý vị và thấy nhiều điểm có thể cải thiện. Tôi rất mong làm việc cho quý vị. Kèm theo đây là danh sách các thay đổi và hiệu quả tôi sẽ thực hiện được cho trang web của quý vị trong ba tháng đầu tiên”. Đây quả là một hồ sơ xin việc đầy thuyết phục. Đa số sinh viên ra trường đều mong tìm được việc ở các tập đoàn lớn, đặc biệt là các sinh viên giỏi. Vì vậy, khi có một ai đó hứng thú với doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty của bạn, hãy xem xét một cách nghiêm túc và nắm lấy cơ hội để tuyển một nhân viên giỏi.