Những sai lầm dễ mắc phải sau phỏng vấn

nhung-sai-lam-de-mac-phai-sau-khi-phong-van-1

Bạn đang vui mừng vì đã vượt qua cuộc phỏng vấn và nhận được lời đề nghị từ nhà tuyển dụng hay thở phào nhẹ nhỏm vì không còn phải lo lắng căng thẳng tìm việc làm nữa. Tuy nhiên, phỏng vấn vẫn chưa phải là kết thúc, bạn còn một list các công việc cần làm nếu không muốn vuột mất cơ hội việc làm trong tầm tay. Đây là những lỗi bạn dễ mắc phải ở phút cuối

Không liên lạc với nhà tuyển dụng khi nhận được đề nghị
Khi đã nhận được thông báo đề nghị từ nhà tuyển dụng, hãy lập tức trả lời lại họ. Dù bạn chưa đồng ý làm việc và là cần thời gian để suy nghĩ. Hành động này thể hiện sự tôn trọng với đối phương cùng sự chuyên nghiệp trong công việc của bạn.
Nếu bạn hồi âm trễ, họ có thể sẽ rút lại lời đề nghị vì nghĩ bạn không hứng thú với công việc nên không trả lời.

Cân nhắc lời đề nghị quá lâu

Tất nhiên bạn sẽ cần một thời gian ngắn để cân nhắc xem có nên nhận lời đề nghị từ công ty tuyển dụng không. Nhưng đừng kéo dài quá lâu,  1 hoặc 2 ngày thì ổn nhưng nếu dài hơn, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn đang do dự và chờ lời mời từ công việc khác hấp dẫn hơn. Và tất nhiên, khi đó cơ hội việc làm của bạn đã biến mất cùng sự hứng thú từ nhà tuyển dụng.

Từ chối trả lời cho tới khi nhận được thông tin từ nhà tuyển dụng khác

Nếu bạn muốn có thời gian suy nghĩ, hay nêu lý do phù hợp với nhà tuyển dụng như các lý do tài chính, cuộc sống,…. Và đừng dại “khai thật” rằng bạn muốn đợi xem liệu có đề nghị nào hấp dẫn hơn từ các công ty khác không. Nó sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Không một nhà tuyển dụng nào muốn một nhân viên thiếu sự tôn trọng và coi công việc là cuộc so sánh dạo chơi.
nhung-sai-lam-de-mac-phai-sau-khi-phong-van-2

Yêu cầu mức lương không hợp lý

Thương lượng mức lương là điều kiện tất yếu để bạn quyết định có ở lại một công ty hay không. Tuy nhiên, nếu mức lương bạn đưa ra quá cao so với mặt bằng lương công việc mà bạn ứng tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm một lựa chọn mới hơn là chọn một người không thực tế như bạn.
Vì vậy, trước khi đưa ra mức lương thương lượng, hãy tìm hiểu kĩ mức lương sàn của công việc trong lĩnh vực này, sự khác biệt về vùng miền, địa lý và quy mô công ty. Từ đó đưa ra một con số hợp lý nhất

Thay đổi yêu cầu vào phút cuối


Nếu bạn có yêu cầu nào riêng biệt như làm tại nhà hay làm việc nội thành, không làm thứ 7 hay không thể tăng ca,…Hãy nói cho nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt để họ có thể điều chỉnh, đừng đợi tới khi đã nhận đề nghị rồi mới thông báo. Điều đó chỉ khiến bạn như một người hay thay đổi và vô trách nhiệm.

Đọc thêm nhiều bài viết tại:


Previous
Next Post »
0 Komentar