Giá như tôi biết sớm bí quyết này của Steve Jobs thì tôi đã có một bài thuyết trình ấn tượng

gia-nhu-toi-biet-som-bi-quyet-nay-cua-steve-jobs-thi-toi-da-co-mot-bai-thuyet-trinh-an-tuong-hon

Nếu như bạn đang cảm thấy lo ngại với khả năng thuyết trình của mình và mong muốn cải thiện nó thì sao bạn không học hỏi theo một người rất nổi tiếng và gây được sự chú ý ở mỗi bài diễn thuyết: Steve Jobs. Mỗi bài thuyết trình về sản phẩm Apple đều truyền được cảm hứng và thông điệp ý nghĩa khiến người nghe không ngừng bị thu hút, vậy thì đâu là bí quyết của Steve Jobs khiến cho câu chuyện sinh động và hứng thú hơn với người nghe. Thật ra rất đơn giản, bí quyết chỉ nằm trong 3 chữ “S”:
- Chữ S đầu tiên: Story (Câu chuyện)
Tác động mạnh và nhanh đến khán giả là những câu chuyện có nội dung, nhân vật, cao trào. Bạn nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay, liên quan đến bài thuyết trình để kể cho khán giả bên cạnh nội dung chuyên môn. Tùy vào tình huống mà bạn sẽ đưa câu chuyện cá nhân, bạn bè, thương hiệu,… vào đầu, cuối hay lúc có sự cố xảy ra khi thuyết trình. Tạo không khí vui vẻ bằng những trò đùa đời thường để làm cho không khí cuộc họp tự nhiên hơn. Ví dụ như khi ở San Francisco, Steve Jobs từng dùng chức năng Google map trên iPhone để dò tìm danh sách những cửa hàng Starbucks lân cận. Sau đó ông gọi đến một Starbucks, cuộc hội thoại như sau: Nữ nhân viên: "Xin chào, đây là Starbucks. Tôi có thể giúp được gì được ạ?" Steve Jobs: "À vâng, tôi muốn mua bốn nghìn ly cà phê sữa. Mà không. Thôi. Tôi chỉ nói đùa. Gọi nhầm số rồi. Tạm biệt!" Đoán xem điều gì xảy ra? Mọi cười đều bật cười trước cách giỡn này, tinh thần trong buổi họp thoải mái hơn nhiều!
- Chữ S thứ 2: Slides (Các slide trình chiếu)
Nếu bạn muốn khán giả tập trung lắng nghe những gì bạn nói thì đừng đặt quá nhiều chữ lên slide, cố ý ép họ đọc. Tiêu đề ngắn gọn nói lên thông điệp chính, một con số hoặc một biểu đồ làm nội dung chính và tất cả những gì còn lại bạn cần trình bày nên đưa vào một hình ảnh đủ nổi bật, chất lượng cao. Hãy nhớ nguyên tắc số 3: chia bài thuyết trình thành 3 phần, mỗi nội dung chính chứa 3 ý nhỏ bên trong,… Bởi lẽ, số 3 khá hoàn hảo để người khác ghi nhớ hơn là 2 và không quá nhiều thông tin như 4.
- Và chữ S cuối cùng: Speaker (Người thuyết trình)
Một người thuyết trình thu hút chắc chắn sẽ kéo giữ được sự chú tâm và tập trung của khán giả. Đương nhiên không thể bỏ qua phần trang phục bên ngoài. Steve Jobs chọn mặc gì hàng ngày và cả trong những buổi thuyết trình? Áo len cổ lọ của nhà thiết kế người Nhật Issey Miyake, quần Levi’s và đôi giày New Balance. Ông đã định vị thương hiệu hình ảnh cho bản thân. Hơn hết, khả năng và mục tiêu truyền cảm hứng đến người khác của Steve Jobs thể hiện đến cả cuối bài. Ông luôn cố gắng trình bày điều gì đó để đọng lại trong tâm trí mọi người.
Tất nhiên, cho dù là một thiên tài, một huyền thoại công nghệ của Apple thì Steve Jobs vẫn phải dành ra khoảng 1 tuần trước buổi thuyết trình cho việc tập luyện để có thể hoàn thiện giọng nói, ngữ điệu cũng như cử chỉ kèm theo sao cho bài thuyết trình thật phù hợp và thu hút. Khi đã hiểu được nguyên tắc 3S, bạn cũng nên xem xét lại tất cả mọi thứ và tập thuyết trình trước gương, nếu có thể thì hãy nhờ người thân đánh giá và chỉnh sửa cho bạn. Nếu làm như vậy thì tin chắc rằng bạn sẽ làm chủ bài thuyết trình và ngày càng thuyết trình thu hút hơn.

Previous
Next Post »
0 Komentar