Chân dung của những người tư duy tích cực

chan-dung-cua-nhung-nguoi-tu-duy-tich-cuc

So với những người luôn nhìn mọi thứ một cách tiêu cực thì những người tích cực thường đối mặt với những khó khăn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Không phải họ “thần thánh” hơn ai cả, chỉ là họ chọn cách sống nhẹ nhàng, thư thái để tận hưởng trọn vẹn những điều tuyệt vời của cuộc sống. Bạn là người thường bi quan và thấy thế giới xung quanh chỉ có một màu ảm đạm, bạn muốn trút bỏ hết những gánh nặng ấy nhưng lại không biết nên làm như thế nào? Vậy thì còn chờ gì nữa mà không thử học hỏi theo 8 thói quen của những người tư duy tích cực để cuộc sống luôn là màu hồng trong mắt bạn: 1. Tự mình tạo nên một ngày tuyệt vời Những người tư duy tích cực thường không trông chờ, hi vọng sẽ có được những ngày vui vẻ, may mắn mà họ chủ động biến mỗi ngày của mình trở nên sinh động và tươi đẹp. Họ thức dậy sớm, tập những môn thể thao mình thích, đọc những quyển sách hay, cười nói với mọi người… Họ làm những việc khiến họ vui vẻ và có thật nhiều năng lượng cho ngày mới. Đôi khi, họ sẽ dọn dẹp, trang trí lại góc bàn làm việc rồi tự nhoẻn miệng cười với điều mình vừa làm và thấy yêu cuộc đời hơn bao giờ hết. 2. Luôn luôn biết ơn Luôn ghi nhớ, tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ của những người khác với mình gần như thường trực trong tâm trí và thói quen hàng ngày của những người tư duy tích cực. Họ không sống vội vàng, ích kỉ mà luôn quan tâm đến những người xung quanh, họ trân trọng những điều mà người khác làm cho mình dù chỉ là những điều nhỏ nhặt. Những người này cũng thường có xu hướng tìm mọi cách trả ơn cho dù người giúp đỡ không mong muốn bởi họ cho rằng đã nhận ơn thì phải đền ơn, đã “nhận lại” thì phải “cho đi”. 3. Biết khi nào nên từ bỏ và buông bỏ Khác với người suy nghĩ tiêu cực, những người suy nghĩ tích cực biết thời điểm nào nên từ bỏ, tạm nghỉ một khoảng thời gian để tiếp tục theo đuổi đam mê và khi nào nên buông bỏ thật sự những điều viễn vông, khó có thể thực hiện. Chính vì điều này, họ biết đặt kì vọng đúng chỗ và không hay buồn phiền, nản lòng khi gặp khó khăn, thất bại. 4. Họ biết cách vượt qua sợ hãi Những người tư duy tích cực thường sống rất lạc quan và tin tưởng vào sự thành công, họ không hay sợ hãi và cho dù có sợ hãi họ cũng nhanh chóng gạt phăng đi để chuyên tâm vào công việc, vào định hướng ban đầu. Họ biết rằng nếu làm việc gì cũng sợ hãi, lo lắng thất bại thì họ sẽ không bao giờ hoàn thành được mục tiêu của cuộc đời mình. 5. Nụ cười là thứ luôn nhìn thấy ở họ


chan-dung-cua-nhung-nguoi-tu-duy-tich-cuc-1
Chắc chắn rồi, những người luôn nhìn đời bằng đôi mắt màu hồng rất dễ bằng lòng với mọi thứ, họ tràn trề năng lượng và niềm hứng khởi. Họ biểu hiện chúng thông qua nụ cười thường trực dành cho mọi người. Nụ cười cũng giúp họ thu hẹp khoảng cách với mọi người xung quanh. 6. Họ công bằng và là người có trách nhiệm Người tư duy tích cực luôn nhìn 2 mặt của vấn đề chứ không đánh giá một cách phiến diện, chủ quan. Họ sẽ khen ngợi, công nhận những người có thực tài, thậm chí họ sẽ tỏ thái độ ngưỡng mộ một cách rõ ràng chứ không ngại ngần che giấu. Khi bản thân phạm lỗi, họ cũng không trốn tránh và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, họ chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm. 7. Họ có khả năng giao tiếp tuyệt vời


chan-dung-cua-nhung-nguoi-tu-duy-tich-cuc-2
Họ thích được gặp gỡ mọi người, có khả năng giao tiếp tốt và mọi người thường bị thu hút bởi cách trò chuyện hài hước, thông minh của họ. Ngoài ra, họ còn là những chuyên gia tâm lý, giỏi nắm bắt tâm trạng của người khác và là chất xúc tác lây lan hạnh phúc đến mọi người xung quanh. 8. Họ không hay nhìn về quá khứ Vì luôn suy nghĩ tích cực nên họ sẽ không để quá khứ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại, họ tận hưởng từng ngày và hướng đến tương lai. Họ chỉ lấy những thất bại trong quá khứ làm bài học kinh nghiệm và động lực để phấn đấu cho con đường sự nghiệp phía trước. Không trách móc, đổ lỗi cho số phận, họ chọn cách sống vui vẻ nhất có thể. Nếu bạn để ý sẽ thấy những người thành công và giàu có trên thế giới này cũng là những người tư duy tích cực và có những đặc điểm tương tự, có lẽ cái nhìn tích cực trước mọi việc giúp chúng ta không bao giờ đánh mất niềm tin, thôi thúc chúng ta theo đuổi đam mê và cho ta một nguồn năng lượng tuyệt vời để vượt qua mọi trở ngại. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn cũng sẽ luôn thấy cuộc sống tươi đẹp và gặt hái được nhiều thành công nhờ tư duy tích cực.

Làm gì khi chán ghét công việc hiện tại

lam-gi-khi-chan-ghet-cong-viec-hien-tai

Đây là việc thường xuyên xảy đến với mọi người, mọi chức vụ… bạn là trưởng phỏng, nhân viên, hoặc thậm chí là giám đôc, bạn làm một thời gian lâu, 6 tháng, 3 năm hay chỉ mới vài ngày. Cái cảm giác chán công việc nó có thể ập đến bất kì khi nào, bị sếp mắng, đồng nghiệp ghét bỏ, hay làm vật vã nhưng nhận lương quá ít. Câu hỏi được đặt ra là bạn có đang chán ghét công việc của mình ? Và bạn sẽ làm gì khi bạn chán công việc đó: - Bạn sẽ chịu đựng và vẫn làm việc trong ấm ức - Bạn sẽ bỏ việc và tìm một công việc khác tốt hơn Trước khi đưa ra lựa chọn bạn hãy tham khảo lại vài điều sau Bạn hãy nhớ lại lý do mà mình gia nhập công ty,sự nghiệp danh tiếng, tiền bạc, hay chỉ đơn thuần là vị trí của công ty thuận lợi… cho dù bạn có gia nhập công ty từ lý do nào thì trước khi quyết định tử bỏ công ty thì hãy nghĩ lại xem sẽ có công ty nào đáp ứng được những yêu câu của bạn không. Lý do chính khiến bạn chán nản công việc là gì? Sau khi bạn tìm được lý do thì hãy ngồi và so sánh xem, lý do khiến bạn muốn nghỉ có nhiều hơn lý do khiến bạn tiếp tục gắn bó với công ty hay không? Tương lai của bạn sẽ có thể tốt hơn?


lam-gi-khi-chan-ghet-cong-viec-hien-tai-1
Phải chắc chắn một điều là một nhân viên làm việc lâu năm sẽ chắc chắn hưởng được nhiều phúc lợi hơn là một nhân viên mới, vậy nên bàn cần tìm hiểu rõ hơn từ những người đi trước để có thể hi vọng vào một tương lai ra sao Bạn đã có kế hoạch cho tương lai? Dù bạn có chán công việc hay chán đồng nghiệp, thì hãy nhớ rằng nếu bạn không đi làm thì đồng nghĩa với bạn sẽ không còn duy trì khoản thu nhập cá nhân, điều đó sẽ còn tệ hơn rất nhiều so với cảm giác nhàm chán mà bạn đang gặp. Hãy chắc chắn rằng nếu bạn lựa chọn việc từ bỏ thì bạn đã có phương án riêng trong tương lai. Nói tóm lại, nhàm chán công việc hiện tại sẽ gây ra cảm giác muốn từ bỏ và khó khăn đối với bất kỳ ai, nhưng việc nhàm chán nhất thời nó hoàn toàn khác với việc bạn thực sự không phù hợp với công việc hiện tại, hãy thử suy nghĩ một cách tích cực để có thể tìm được hướng giải quyết tốt nhất cho mình.

8 yếu tố giúp bạn trở thành “ông vua nghề sale”

8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale

Có lẽ sale là một trong những ngành nghề có lượng cầu nhiều nhất, mỗi ngày bạn có thể nhìn thấy hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tin tuyển dụng về việc làm sale. Bộ phận sale đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cũng như sống còn của doanh nghiệp, mỗi cá nhân bán hàng phải nhận thức được tầm quan trọng của mình để mà cố gắng. Sale – bán hàng không hẳn là khó nhưng để thực sự nổi trội và trở thành “vua” ngành sale thì thật sự chẳng hề đơn giản chút nào. Nếu bạn cũng đang theo đuổi công việc đầy thử thách này và muốn thành công hơn nữa, thì tôi có một số lời khuyên hay ho cho bạn đây:
1. Đam mê Sale là một công việc nhiều áp lực và đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều nỗ lực nên nếu như bạn không có đam mê mà chỉ cần một công việc để kiếm sống qua ngày thì bạn sẽ rất khó trung thành với công ty và gần như chắc chắn bạn làm việc không bằng 100% năng lực. Tôi có một vài người bạn, họ yêu thích công việc này từ khi chúng tôi còn ngồi chung trên ghế đại học. Khi người khác dành thời gian để xem phim Hàn xẻng hay đọc những câu chuyện ngôn tình thì họ khoảng thời gian tương tự để đọc những cuốn sách dạy về kỹ năng sale, tấm gương của những người thành công trong ngành… Giờ đây, họ là đang ngồi vững chãi trên chiếc ghế trưởng phòng kinh doanh, có người đã trở thành giám đốc kinh doanh tại những công ty nổi tiếng. Đam mê thật sự là một động lực rất lớn, giúp bạn vượt qua được giới hạn của bản thân mình. Chỉ khi làm việc với đam mê thì thành công mới có thể theo đuổi bạn.
2. Lắng nghe


8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale-1
Lắng nghe là một trong những kỹ năng thiết mà người bán hàng phải có, bạn có 2 đôi tai và 1 cái miệng, hãy lắng nghe nhiều gấp đôi trước khi bạn đưa ra những ý tưởng. Tập trung lắng nghe khách hàng cũng là cách giúp bạn nắm bắt được tâm ý và mong muốn của họ, bạn cũng nên chủ động phán đoán hành vi tiêu dùng của khách hàng thông qua cách họ trò chuyện để có thể dẫn dắt họ theo hướng đi bạn muốn.
3. Thuyết phục Chỉ có một số ít khách hàng kiên định mua hàng theo danh sách họ đã liệt kê sẵn, còn đại đa số đều thay đổi hành vi mua bởi những lời thuyết phục từ nhân viên bán hàng. Để có thể thuyết phục được khách hàng một cách hiệu quả nhất thì trước tiên bạn phải tự thuyết phục bản thân mình tin vào sản phẩm, chỉ khi bạn có niềm tin với sản phẩm mình bán thì bạn mới có thể khiến người khác tin. Trên thực tế, bạn đã học cách thuyết phục người khác từ khi còn bé. Bạn thuyết phục ba mẹ mua cho bạn thứ mà bạn thích bằng lời hứa về một thành tích học tập tốt, bạn được cho đi cắm trại với lớp vì bạn nhờ cô giáo đến tận nhà thuyết phục… Tóm lại, bạn thuyết phục được ba mẹ bởi bạn hiểu được những nhu cầu của họ, bạn biết gây ảnh hưởng lên họ bởi những người có uy tín. Tương tự, đối với khách hàng, bạn cũng sẽ thuyết phục được họ mua hàng nếu như bạn nắm được nhu cầu thực sự của họ hoặc tác động lên những người họ tin tưởng vì phần lớn các quyết định mua của khách hàng đều dựa vào lời khuyên của người đi cùng. Bạn nên khai thác từ những điểm này để mang lại doanh số cao cho công ty.
4. Cho đi chứ không bán


8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale-2
Khách hàng ngày càng thông minh trong việc mua hàng, vì có quá nhiều nhãn hàng cho một loại sản phẩm nên khách hàng có quyền lựa chọn, chính điều này khiến họ đòi hỏi nhiều hơn và khắt khe hơn với những trải nghiệm mua hàng. So với những người cố tìm cách bán đi sản phẩm thì những người đem lại cho khách hàng nhiều giá trị, những điều thực sự hữu ích thường đem lại doanh số cao hơn. Vì sao? Vì họ nhận thức được giá trị “như thượng đế” của họ, cùng bỏ tiền để mua một sản phẩm, tất nhiên không ai lại đi từ chối chọn sản phẩm mang lại cho mình nhiều lợi ích hơn cả.
5. Tạo sự tin tưởng Nhân viên bán hàng thường phải nói rất nhiều nhưng đôi khi chính vì bạn cứ nói ra rả bên tai khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy không tin tưởng và khó chịu. Trước khi khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm thì bản thân người bán phải tạo được thiện cảm và niềm tin. Khi khách hàng tin tưởng bạn thì những điều bạn nói họ rất dễ chấp nhận, đôi khi, họ mua sản phẩm không phải vị họ yêu thích sản phẩm đó mà chính bởi sự nhiệt tình, niềm tin họ dành cho bạn.
6. Kết nối


8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale-3

Không chỉ đối với công việc bán hàng mà trong tất cả các cuộc trò chuyện, kết nối giúp cho câu chuyện được liền mạch và người nói, người nghe cũng cảm thấy thấu hiểu nhau hơn. Đừng giành lời của khách hàng cũng đừng chậm chạp phản hồi, hãy quan sát tốc độ nói của khách hàng để có cách ứng biến cho phù hợp. Khi khách hàng nói nhanh, bạn nên tăng tốc độ nói lên một chút, tương tự, khi họ nói một cách ôn hòa, chậm rãi, bạn cũng không nên nói quá nhanh vì khách hàng có thể không nắm bắt kịp những điều bạn muốn truyền đạt.
7. Lạc quan


8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale-4
Mỗi lĩnh vực sale lại có một thời điểm hưng thịnh khác nhau, sẽ có những lúc bạn không có thời gian để thở khi khách hàng cứ liên tục đến nhưng cũng có khi bạn cảm thấy buồn chán và thất vọng vì chẳng có bóng người ghé qua. Nhưng là một nhân viên bán hàng, dù chỉ có một khách hàng duy nhất thì thái độ vui vẻ, lạc quan là điều bắt buộc. Không ai có thể bán hàng bằng một gương mặt rầu rĩ hay cau có, luôn giữ cho mình lối suy nghĩ tích cực mới có thể giúp bạn thành công trên bước đường dài.
8. Không sợ bị từ chối 9 người, 10 ý, sản phẩm mà bạn đang bán không thể đáp ứng được 100% nhu cầu của khách hàng vì nhu cầu và sở thích của mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp khách hàng đã quyết định thay đổi, đồng ý sử dụng sản phẩm khác thay cho những sản phẩm thường ngày chỉ vì chịu tác động từ nhân viên bán hàng. Bạn phải luôn mạnh dạn, tự tin và không ngại bị từ chối vì chí ít nếu có bị từ chối, bạn cũng có kinh nghiệm đối đáp với những khách hàng có tính cách tương tự trong lần sau.
Như tôi vẫn thường nói, thành công không bao giờ tự chạy đến với bất kì ai, chỉ khi thật sự quyết tâm, kiên trì theo đuổi và nỗ lực hết mình thì bạn mới có thể chạm tay tới những gì mà bạn mơ ước. Xuất phát điểm của nghề sale không dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ nhưng cơ hội của nghề “làm dâu tẳm họ” này luôn mở rộng; khi bạn là một nhân viên bán hàng giỏi thì tôi tin là những thăng tiến trong nghề dành cho bạn không bao giờ thiếu. Đừng chê bai nghề sale vì nghĩ nó tầm thường, 80% CEO trên thế giới đều đi lên từ công việc này hết đấy!

Giá như tôi biết sớm bí quyết này của Steve Jobs thì tôi đã có một bài thuyết trình ấn tượng

gia-nhu-toi-biet-som-bi-quyet-nay-cua-steve-jobs-thi-toi-da-co-mot-bai-thuyet-trinh-an-tuong-hon

Nếu như bạn đang cảm thấy lo ngại với khả năng thuyết trình của mình và mong muốn cải thiện nó thì sao bạn không học hỏi theo một người rất nổi tiếng và gây được sự chú ý ở mỗi bài diễn thuyết: Steve Jobs. Mỗi bài thuyết trình về sản phẩm Apple đều truyền được cảm hứng và thông điệp ý nghĩa khiến người nghe không ngừng bị thu hút, vậy thì đâu là bí quyết của Steve Jobs khiến cho câu chuyện sinh động và hứng thú hơn với người nghe. Thật ra rất đơn giản, bí quyết chỉ nằm trong 3 chữ “S”:
- Chữ S đầu tiên: Story (Câu chuyện)
Tác động mạnh và nhanh đến khán giả là những câu chuyện có nội dung, nhân vật, cao trào. Bạn nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay, liên quan đến bài thuyết trình để kể cho khán giả bên cạnh nội dung chuyên môn. Tùy vào tình huống mà bạn sẽ đưa câu chuyện cá nhân, bạn bè, thương hiệu,… vào đầu, cuối hay lúc có sự cố xảy ra khi thuyết trình. Tạo không khí vui vẻ bằng những trò đùa đời thường để làm cho không khí cuộc họp tự nhiên hơn. Ví dụ như khi ở San Francisco, Steve Jobs từng dùng chức năng Google map trên iPhone để dò tìm danh sách những cửa hàng Starbucks lân cận. Sau đó ông gọi đến một Starbucks, cuộc hội thoại như sau: Nữ nhân viên: "Xin chào, đây là Starbucks. Tôi có thể giúp được gì được ạ?" Steve Jobs: "À vâng, tôi muốn mua bốn nghìn ly cà phê sữa. Mà không. Thôi. Tôi chỉ nói đùa. Gọi nhầm số rồi. Tạm biệt!" Đoán xem điều gì xảy ra? Mọi cười đều bật cười trước cách giỡn này, tinh thần trong buổi họp thoải mái hơn nhiều!
- Chữ S thứ 2: Slides (Các slide trình chiếu)
Nếu bạn muốn khán giả tập trung lắng nghe những gì bạn nói thì đừng đặt quá nhiều chữ lên slide, cố ý ép họ đọc. Tiêu đề ngắn gọn nói lên thông điệp chính, một con số hoặc một biểu đồ làm nội dung chính và tất cả những gì còn lại bạn cần trình bày nên đưa vào một hình ảnh đủ nổi bật, chất lượng cao. Hãy nhớ nguyên tắc số 3: chia bài thuyết trình thành 3 phần, mỗi nội dung chính chứa 3 ý nhỏ bên trong,… Bởi lẽ, số 3 khá hoàn hảo để người khác ghi nhớ hơn là 2 và không quá nhiều thông tin như 4.
- Và chữ S cuối cùng: Speaker (Người thuyết trình)
Một người thuyết trình thu hút chắc chắn sẽ kéo giữ được sự chú tâm và tập trung của khán giả. Đương nhiên không thể bỏ qua phần trang phục bên ngoài. Steve Jobs chọn mặc gì hàng ngày và cả trong những buổi thuyết trình? Áo len cổ lọ của nhà thiết kế người Nhật Issey Miyake, quần Levi’s và đôi giày New Balance. Ông đã định vị thương hiệu hình ảnh cho bản thân. Hơn hết, khả năng và mục tiêu truyền cảm hứng đến người khác của Steve Jobs thể hiện đến cả cuối bài. Ông luôn cố gắng trình bày điều gì đó để đọng lại trong tâm trí mọi người.
Tất nhiên, cho dù là một thiên tài, một huyền thoại công nghệ của Apple thì Steve Jobs vẫn phải dành ra khoảng 1 tuần trước buổi thuyết trình cho việc tập luyện để có thể hoàn thiện giọng nói, ngữ điệu cũng như cử chỉ kèm theo sao cho bài thuyết trình thật phù hợp và thu hút. Khi đã hiểu được nguyên tắc 3S, bạn cũng nên xem xét lại tất cả mọi thứ và tập thuyết trình trước gương, nếu có thể thì hãy nhờ người thân đánh giá và chỉnh sửa cho bạn. Nếu làm như vậy thì tin chắc rằng bạn sẽ làm chủ bài thuyết trình và ngày càng thuyết trình thu hút hơn.

Muốn được sếp tăng lương không khó, quan trọng là bạn có đáp ứng được 9 điều này không

muon-duoc-sep-tang-luong-khong-kho-quan-trong-la-ban-co-dap-ung-duoc-9-dieu-nay-khong

Ngoài mong muốn được cống hiến, thể hiện năng lực cũng như đam mê trong công việc thì một trong những nhu cầu thiết yếu của nhân viên là được tăng lương thường xuyên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Tuy nhiên, ông bà ta có câu “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”, không tự nhiên mà sếp ra quyết định tăng lương cho bạn nếu như bạn không nỗ lực cố gắng. Đừng chỉ ngồi bị động một chỗ làm việc cho qua ngày, ai cũng có đều có 8 tiếng như nhau, vậy thì hãy làm điều gì đó khác biệt. Dưới đây là những biểu hiện của những nhân viên thường được sếp tăng lương, nếu bạn không muốn dậm chân tại chỗ thì phải thay đổi ngay đi thôi:
1. Thẳng thắn, trung thực Ngoại trừ những vị sếp thích nghe những lời nịnh bợ thì hầu như các nhà quản lý sáng suốt đều rất coi trọng những nhân viên luôn tỏ ra thành thật và thẳng thắn. Họ không ngại ngần bày tỏ quan điểm của mình với cấp trên, đồng nghiệp và luôn rất công bằng, không thiên vị bất cứ ai. Các nhà quản lý tin rằng những người này không dễ bị khuất phục và không sử dụng thủ đoạn để đạt được lợi ích.
2. Đáng tin cậy Đã hứa gì thì nhất định sẽ làm là biểu hiện của nhân viên đáng tin cậy. Họ không khoa trương nhiều nhưng mỗi lời nói của họ đều khiến người khác tin tưởng hay nói cách khác , uy tín của họ đối với những người xung quanh rất cao. Sếp đánh giá cao giá trị của họ và không ngần ngại tăng lương để giữ được những người như họ bên mình.
3. Có tránh nhiệm Tất nhiên rồi, 100% các sếp đều mong nhân viên có trách nhiệm với công việc, điều đó là dễ hiểu khi những người luôn hoàn thành công việc một cách tận tụy và sẵn sàng đứng ra chịu nhận lỗi về mình (nếu có sai sót, thất bại) đều được tưởng thưởng thông qua việc tăng lương hàng tháng. Nếu bạn là một nhân viên có trách nhiệm thì cũng nên cân nhắc đến việc lựa chọn môi trường làm việc phù hợp và đừng thể hiện một cách thái quá, nếu không đồng ngiệp sẽ nhìn nhận bạn là một người thích chứng tỏ dẫn đến những mâu thuẫn không cần thiết trong công sở.
4. Không ngừng cố gắng Hầu hết chúng ta đều cảm thấy hài lòng khi đạt được một thành quả nhất định nhưng những nhân viên xuất sắc không bao giờ ngưng cố gắng vì họ nghĩ họ có thể cải thiện và đem lại một kết quả tốt hơn nữa. Họ không ngừng học hỏi, tìm kiếm những phương pháp mới hiệu quả và làm việc thông minh. Họ luôn tìm cách để phát triển và khai thác những khả năng ẩn giấu bên trong họ.
5. Có năng lực để hướng dẫn người khác
Có bao giờ bạn gặp khó khăn và luôn tìm đến một đồng nghiệp trong công ty để nhờ họ giúp đỡ? Những người vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, vừa có thể giúp đỡ và hướng dẫn cho người khác thường là những người rất tài năng. Thay vì sếp phải tốn thời gian hướng dẫn nhân viên, sếp sẽ cần đến những nhân viên như họ, thay vào đó, sếp bằng lòng trả cho họ một mức lương cao hơn.
6. Làm việc thông minh Ngày nay, việc bạn ở lại làm thêm giờ mỗi ngày không chứng minh được năng lực của bạn. Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao đồng nghiệp bên cạnh mình cứ được tăng lương đều đặn trong khi thời gian làm việc của bạn nhiều hơn hẳn? Chính vì họ biết cách tối ưu hóa công việc, luôn tập trung để đạt được mục tiêu trong thời gian làm việc mà không vắt kiệt sức mình. Về lâu dài, những người biết cách làm việc thông minh mới có thể trụ được lâu với những áp lực ngày càng nặng nề của công việc mà vẫn có thể chăm sóc được sức khỏe và giữ một tinh thần ổn định.
7. Chủ động làm nhiều việc, không đợi yêu cầu Họ không chờ đợi được nhận việc mà họ biết họ nên làm những gì. Họ tư duy sáng tạo và không để thời gian trôi qua một cách lãng phí. Những người này cũng có tinh thần học hỏi rất cao, họ muốn dấn thân vào nhiều công việc để nâng cao kĩ năng cũng như có thêm nhiều trải nghiệm mới.
8. Hòa đồng với đồng nghiệp Những người tỏ ra thân thiện và gần gũi với mọi người thường có quan hệ tốt đẹp với cấp trên. Họ không chỉ khiến cho bầu không khí trở nên vui vẻ hơn và còn mang lại động lực cho tất cả mọi người. Khi cân nhắc đến việc tăng lương cho nhân viên thì họ thường là những người được nghĩ đến đầu tiên.
9. Biết rõ điểm yếu của mình Những người biết nhận ra được ưu và khuyết điểm của mình thường là những người có khả năng nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Họ không để điểm yếu của mình khiến họ lùi bước mà coi đó là động lực để tiếp tục thay đổi, cố gắng và hoàn thiện.

6 sai lầm thường gặp của sinh viên mới ra trường

6-sai-lam-thuong-gap-cua-sinh-vien-moi-ra-truong

Dưới đây là những lỗi thường thấy ở sinh viên mới ra trường, khi bắt đầu bước chân vào một môi trường mới. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp các bạn tránh được những lỗi không nên mắc phải và tìm được công việc thật sự phù hợp với mình.
1. Bản lý lịch quá dài/ quá ngắn
Sinh viên mới ra trường thường không có nhiều kinh nghiệm khi viết hồ sơ xin việc (CV). Họ thường cố gắng đưa vào thật nhiều thông tin nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, số khác lại không biết trình bày như thế nào vì kinh nghiệm có hạn nên CV chỉ vỏn vẹn đôi ba dòng giới thiệu sơ sài. Nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 6s để nhìn qua CV của ứng viên nên CV quá dài/ quá ngắn sẽ không được đánh giá cao, họ sẽ nhận xét bạn không biết cách trình bày. Thông thường thì một CV được xem là tiêu chuẩn khi nội dung được tóm gọn trong vòng 1 trang.
2. Liệt kê quá nhiều
Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến kinh nghiệm hoặc những kỹ năng bạn có để đáp ứng yêu cầu công việc mà họ đề ra chứ họ không muốn đọc một bản sớ dài với hàng tá các khóa học mà bạn đã hoàn thành khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiển nhiên là sinh viên mới ra trường rất thiếu kinh nghiệm nên bạn thường đưa tất tần tật mọi thứ vào CV, tuy nhiên điều này vô tình tạo ra khoảng cách giữa bạn với công ty bạn đang ứng tuyển, cũng có nghĩa bạn đang đánh mất cơ hội của mình.
3. Không chứng tỏ được mình phù hợp với công việc như thế nào
Sinh viên mới ra trường thường hay sa đà vào việc liệt kê hàng loạt kỹ năng, kinh nghiệm làm việc (thậm chí là những công việc part-time không liên quan đến vị trí ứng tuyển) nhưng lại không biết cách diễn giải rằng những yếu tố này phù hợp với công việc như thế nào. Đừng trình bày theo kiểu sách vở như những thứ bạn được học ở trường, có thể nó không phù hợp. Hãy tìm hiểu những bài viết tư vấn về cách viết CV và những minh họa cụ thể, sau đó diễn đạt lại theo cách của bạn, việc sao chép y như bản chính là điều tuyệt đối không nên làm.
4. Không tìm hiểu từ những người xung quanh
Bạn bè và người thân của bạn có thể có những thông tin nghề nghiệp mà bạn không biết, đừng quên tận dụng điều này. Nhiều người thường cảm thấy ngại và xấu hổ, không muốn nhờ cậy người khác tìm kiếm công việc cho mình mà họ không biết rằng tìm việc thông qua các mối quan hệ là một chuyện hết sức bình thường nhưng lại rất hiệu quả. Những người quen biết bạn sẽ là những người tiến cử bạn với công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển hoặc mang lại những cơ hội quý giá khác cho bạn.
5. Không hiểu rõ khả năng của bản thân
Hầu hết người trẻ đều không thể nhìn nhận và đánh giá đúng trình độ năng lực của bản thân dẫn đến việc không biết công việc gì sẽ phù hợp với mình, chật vật với hành trình tìm kiếm, hết làm công việc này lại quay sang làm công việc khác. Tôi có một lời khuyên cho bạn là bạn nên nhờ thầy cô thân thiết, những người trực tiếp hướng dẫn bạn. Vì họ đã từng giảng dạy cho bạn nên họ biết được tính cách, ưu và khuyết điểm của bạn. Làm trong ngành giáo dục nên họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá con người, họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích. Nếu không thì bạn cũng có thể nghe chia sẻ của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn muốn ứng tuyển, bạn sẽ biết được thật sự bạn đang ở đâu.
6. Tìm kiếm công việc trong mơ
Ai chẳng mơ về ngày mình có thể ngồi làm việc tại một văn phòng sang trọng, làm công việc mà mình ước mơ từ thuở còn cắp sách đến trường. Tuy nhiên, là một sinh viên mới ra trường, bạn không thể nào có đủ kinh nghiệm để làm công việc mà bạn mơ ước, việc cố gắng chạy theo công việc đó khiến bạn mất đi nhiều cơ hội khác. Và bạn có chắc công việc đó sẽ thật sự “trong mơ” như bạn nghĩ? Đôi khi công việc bạn làm khiến bạn yêu thích nhưng bạn gặp phải một vị sếp “ác”, đồng nghiệp của bạn lúc nào cũng ganh đua, không thân thiện, liệu bạn có muốn tiếp tục nữa không? Thay vì mong chờ công việc trong mơ sẽ đến, hãy thử bắt đầu với những công việc khiến bạn hài lòng và vui vẻ.

Nhà tuyển dụng thông minh không nên bỏ qua những ứng viên thiếu kinh nghiệm

Việc sinh viên mới ra trường hoặc những người không có kinh nghiệm bị từ chối đã trở nên rất phổ biến trong xã hội. Đa số công ty đều mong muốn tuyển những người có kinh nghiệm, có thể bắt tay ngay vào việc chứ không muốn tốn thời gian và chi phí cho việc đào tạo những người thiếu kinh nghiệm. Điều này là lý do chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày một tăng ở các sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, ứng viên thiếu kinh nghiệm mang lại những lợi thế bất ngờ mà nhà tuyển dụng đã vô tình bỏ lỡ. Vậy đó là những lợi thế gì?
1. Tiền lương thấp


nha-tuyen-dung-thong-minh-khong-nen-bo-qua-nhung-ung-vien-thieu-kinh-nghiem-1

Sinh viên mới ra trường hay những người không có kinh nghiệm thường không hay đặt ra những đòi hỏi về tiền lương, thứ họ quan tâm nhất thường là cơ hội được học hỏi và gặt hái thêm kinh nghiệm. Công ty sẽ giảm bớt được chi phí nhưng vẫn tuyển được những ứng viên tiềm năng, có lẽ đây cũng là điều mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn.
2. Dễ đào tạo

nha-tuyen-dung-thong-minh-khong-nen-bo-qua-nhung-ung-vien-thieu-kinh-nghiem-2

So với những người đã có kinh nghiệm thì những người không có kinh nghiệm dễ đào tạo hơn vì họ sẽ bắt đầu học tất cả từ con số 0. Họ dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, hòa nhập nhanh chóng với môi trường và văn hóa tại nơi làm việc hơn những người đã quen với môi trường làm việc khác.
3. Phá vỡ "lối mòn tư duy"


nha-tuyen-dung-thong-minh-khong-nen-bo-qua-nhung-ung-vien-thieu-kinh-nghiem-3
Những nhân viên lâu năm thường làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm và cách họ tư duy cũng thường đi theo một lói mòn. Sinh viên mới ra trường có những ý tưởng độc đáo hơn, họ đưa ra quan điểm theo một cách nhìn nhận không giống với những gì đã có. Tư duy sáng tạo và mới mẻ là yếu tố sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp bất kể lĩnh vực nào. Bỏ qua nguồn chất xám quý giá này có thể khiến bạn phải hối tiếc đấy.
4. Tràn đầy năng lượng


nha-tuyen-dung-thong-minh-khong-nen-bo-qua-nhung-ung-vien-thieu-kinh-nghiem-4

Việc đối mặt với những công việc, dự án quen thuộc sẽ khiến nhân viên dần trở nên nhàm chán và lơ là công việc. Trái ngược với tuýp người trên, bạn luôn cảm nhận được một nguồn năng lượng mạnh mẽ và sự nhiệt huyết ở những người mới bắt đầu. Vì thiếu kinh nghiệm nên đối với mỗi dự án họ nhận được, họ luôn tỏ ra háo hức và mong đợi. Chính tinh thần phấn khởi của họ sẽ là nguồn cảm hứng cho những người xung quanh và khiến cho bầu không khí trở nên sôi nổi hơn hẳn.
5. Làm việc chăm chỉ


nha-tuyen-dung-thong-minh-khong-nen-bo-qua-nhung-ung-vien-thieu-kinh-nghiem-5
Vì nhận được một công việc không phải là điều dễ dàng nên những người thiếu kinh nghiệm thường ý thức được việc phải làm thế nào để có thể giữ lấy cơ hội cho mình. Họ nỗ lực rất nhiều, chăm chỉ học hỏi, đi làm đúng giờ để cố gắng chứng tỏ năng lực bản thân. Kết luận Trước khi trở thành nhân viên có kinh nghiệm, ai cũng phải một lần trải qua giai đoạn này. Nhà tuyển dụng không nên có một cái nhìn quá khắt khe với những ứng viên thiếu kinh nghiệm. Hãy cho họ cơ hội được thể hiện bản thân, biết đâu bạn lại tìm được nhân tài trong số họ.

Thực Tập Tại Apple: Chuyện Chưa Kể

thuc-tap-tai-apple-chuyen-chua-ke-1

Thực tập sinh của Apple được trả 7.000 USD một tháng nhưng họ không được phép nói với bạn bè về công việc của mình.
Hãy tưởng tượng rằng bạn vừa nhận được một công việc trong mơ nhưng bạn lại không thể khoe với bạn bè, đăng lên trang cá nhân hay kể những gì mà bạn đã từng làm trong CV của mình. Đó là những gì mà một thực tập sinh ở Apple phải trải qua. “Họ muốn tung ra một sản phẩm mà tất cả mọi người đều phải thích thú nhưng không ai được phép biết trước đó là gì” theo như Brad - một thực tập sinh từng làm tại Apple cho biết (tên được nhắc đến trong bài viết được thay đổi theo yêu cầu của cựu thực tập sinh này). “Bạn không thể kể với bất cứ ai về bất kì điều gì liên quan đến công việc của mình. Bạn cũng không thể nói cho ai biết bạn đang làm việc ở đâu ngoại trừ gia đình bạn”. Việc chú trọng cao độ đến sự bảo mật cùng với sự trung thành đặc biệt của nhân viên đã tạo nên văn hóa của Apple khác xa với hầu hết những công ty khác trong thung lũng Silicon. Chúng tôi đã trò chuyện với Brad để tìm hiểu thêm những trải nghiệm mà anh ấy đã có được qua những chia sẻ dưới đây.


thuc-tap-tai-apple-chuyen-chua-ke-2
Quá trình tuyển dụng Quy trình phỏng vấn ở Apple khác rất nhiều so với Google và Facebook, Brad cho biết. Apple phỏng vấn ứng viên thực tập sinh cho những vai trò rất cụ thể, và trưởng phòng của một team sẽ đích thân tiến hành cuộc phỏng vấn. Theo như Brad, người từng phỏng vấn vào vị trí thực tập sinh ở Facebook và những gì anh ấy nghe được từ bạn bè của mình đã được phỏng vấn ở Google, thì các công ty này có cách phỏng vấn tương đối khác nhau. Thay vì phỏng phấn ứng viên cho một công việc cụ thể nào đó, Google và Facebook thường có những cuộc phỏng vấn chung chung, sau đó mới sắp xếp ứng viên trúng tuyển vào vị trí phù hợp. Brad không hề đề cập đến bất kì câu hỏi phỏng vấn cụ thể nào mà anh ấy đã được hỏi khi ứng tuyển vào Apple, nhưng anh ấy cho biết anh ấy phải trải qua 1-2 giờ đồng hồ để nói về công việc cũ với người phỏng vấn. “Đó là một quá trình phỏng vấn rất đơn giản”, Brad nói. Và khi biết tin mình trúng tuyển vào Apple, anh đã đồng ý ngay lập tức. “Tôi vô cùng vui sướng. Tôi đã nói với họ rằng tôi chấp nhận vị trí này trước khi tôi được trả lương hay bất cứ thứ gì cũng được.” Lương bổng hậu hĩnh Apple trả lương cho những thực tập sinh thật sự rất rất hậu hĩnh. Thực tập sinh sẽ nhận được 38USD mỗi giờ. Con số này đồng nghĩa với việc bạn sẽ được trả khoảng 6.700USD một tháng, Brad cho biết. Thực tập sinh cũng được trả thêm tiền ngoài giờ nếu họ làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần. Và bất cứ người nào làm trên 40 giờ sẽ được tính gấp 1.5 lần so với ngày thường, còn những thực tập sinh nào làm trên 60 giờ 1 tuần sẽ được trả gấp đôi.


thuc-tap-tai-apple-chuyen-chua-ke-3
Điều này đã cho các thực tập sinh một cơ hội lớn để tích lũy cho tương lai – đặc biệt là họ không cần phải trả tiền nhà. Brad cho hay: Apple hỗ trợ chỗ ở miễn phí ở Bay Area nếu như bạn không ngại ở chung với những thực tập sinh khác. Thực sự, đó là một trong những trải nghiệm tuyệt với nhất khi là thực tập sinh ở Appe đối với Maxime Britto – một cựu thực tập sinh ở Apple đã làm việc cho đội ngũ phát triển trình duyệt web Safari vào năm 2008 chia sẻ. “Điều tuyệt vời nhất khi được sống chung nhà đó là bạn không cảm thấy đơn độc”, Britto đã chia sẻ trên Quora. “Bạn sẽ sống cùng với 3 thực tập sinh khác đến từ những nước khác nhau. Đó là cách hay nhất để học hỏi và giao lưu với những nền văn hóa khác trên thế giới”. Nếu như bạn không muốn sống cùng với những thực tập sinh khác, Apple sẽ cho bạn 1.000USD để thuê nhà mỗi tháng. Nếu như bạn không ở trong khu vực BAY để làm việc cho Apple, công ty sẽ trả cho bạn khoảng 3.300USD cho chi phí đi lại. “Họ mang mọi người trên toàn thế giới đến với nhau, và họ không muốn bạn tổn thương khi phải di chuyển đến sống ở đây.” Apple luôn cố gắng tạo điều kiện để mọi người trên toàn thế giới có cơ hội được làm việc ở đây. Britto cho biết: Apple cũng hỗ trợ giấy phép làm việc cho anh ấy khi anh ấy chuyển từ Pháp đến Mỹ. Anh cũng chia sẻ thêm: nhân viên của Apple cũng thông cảm rằng Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của anh ấy. “Dù là trong hay ngoài công việc, mọi người ở đây cũng luôn kiên nhẫn và tử tế với tôi”, Brad chia sẻ. Văn hóa bảo mật Mục tiêu của Apple luôn là “ngạc nhiên và thích thú”, đó là lí do tại sao họ luôn giữ những dự án trong bí mật. Mục tiêu của Apple luôn là “ngạc nhiên và thích thú”, đó là lí do tại sao họ luôn giữ những dự án trong bí mật. Apple cũng đảm bảo nhân viên từ những phòng ban khác nhau sẽ không thể biết những phòng khác đang làm việc như thế nào bằng cách cấm đi vào một số khuôn viên làm việc. “Mọi thứ đều bị khóa ở đây. Bạn không được chụp hình trong sở làm, thật là kì lạ.” Đây là nguyên tắc mà họ vẫn áp dụng đối với những thực tập sinh và nhân viên trong ngày đầu tiên mà Brad gọi là “chương trình training về tính bí mật” (nhưng hóa ra, đó không chỉ là để ngăn chặn việc rò rỉ thông tin. Đó thật sự còn là một nghệ thuật quản trị). Đôi khi, nhân viên của Apple sẽ làm việc với những sản phẩm mà họ thậm chí còn không biết đó là gì. Brad đã kể rằng anh ấy đã nói chuyện với một nhân viên của Apple – người đã làm việc để cho ra iPad đời đầu vào năm 2010. Người này nói rằng họ đã làm việc với một màn hình 9.7 inch trong vòng 1-2 năm mà không hề biết chính xác đó là cái gì. “Họ đã không biết đó liệu là một cái điện thoại di động cỡ lớn hay chỉ là một cái laptop loại nhỏ. Họ đã không hề biết. Mãi cho đến khi Steve Jobs đứng trên sân khấu công bố sản phẩm mới và nói rằng đó là iPad, thì họ mới nhận ra đó chính là sản phẩm mà họ đã làm việc suốt 2 năm qua.” Nate Sharpe, một kĩ sư thực tập ở Apple tại phòng thiết kế sản phẩm iPod vào năm 2008, đã nói rằng, bí mật là một trong những điều thú vị nhất khi được làm việc ở đây. “Thật sự rất phấn khích khi được là một phần của sản phẩm trước khi chúng ra đời và nhìn thấy được chi tiết những hạn chế của sản phẩm từ thuở ban sơ, thậm chí là một vài trong số đó chưa bao giờ được xuất hiện trên thị trường.” Gặp gỡ lãnh đạo cấp cao Apple mang đến cho các thực tập sinh cơ hội được gặp gỡ những vị lãnh đạo cấp cao thông qua những buổi nói chuyện vài tuần 1 lần. Danh sách này bao gồm tất cả các vị lãnh đạo từ CEO như Tim Cook cho đến giám đốc thiết kế Jony Ive hay những người trong ban điều hành quản lý hệ thống cung ứng của Apple.

thuc-tap-tai-apple-chuyen-chua-ke-4

Trong suốt thời gian làm việc ở Apple, Brad đã tham dự buổi nói chuyện của Phó giám đốc Công nghệ chụp ảnh của Apple. Brad không chỉ ra tên nhà điều hành cụ thể nào, nhưng có thể đó là John Kerr – kỹ sư trưởng của ứng dụng chụp hình của Apple cho iPhones, iPads và Macs, theo thông tin mà ông chia sẻ trên trang LinkedIn. Những buổi nói chuyện như vậy tập trung vào nhiệm vụ của bộ phận đó, con đường nghề nghiệp và thăng tiến, và sau đó họ sẽ khuyến khích đặt những câu hỏi. Họ cũng tiết lộ những insights thú vị về những sản phẩm của Apple và cách thức của họ đã làm ra chúng như thế nào. Ví dụ, khi Brad nghe kỹ sư trưởng của ứng dụng chụp ảnh của Apple nói, anh ấy biết được sự khó khăn khi làm tính năng chụp ảnh trên iPhone 6. Một trong số thực tập sinh đã hỏi về quá trình đưa ra quyết định chẳng hạn như việc tạo ra camera của iPhone 6, khi mà nó nhô ra ở mặt sau của điện thoại. Brad nói rằng có một vài mâu thuẫn giữa đội ngũ máy ảnh và đội ngũ thiết kế của Jony Ive. “Đó thật sự là một sự giằng co để đưa ra quyết định trong một khoảng thời gian dài”. Brad kể lại những gì anh ấy đã nghe được từ buổi chia sẻ. “Nhưng cuối cùng họ đã quyết định để camera nhô lên 1 chút ở mặt sau”. “Jony Ive đã không hề muốn camera lộ ra ngoài vì ông ấy không muốn nhìn thấy nó bị thô. Họ chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là điện thoại dày hơn hoặc là camera trở nên tệ hơn. Và họ không muốn mất đi một phần tính năng ưu việt của sản phẩm và khiến nó kém hơn những sản phẩm trước.” Brad cũng nghe được từ phó giám đốc điều hành nói về việc quản lí quy trình sản xuất iPhone số lượng lớn của Apple. “Một tỉ lệ không nhỏ iPhone bị loại ra khỏi dây chuyền vì không hoàn hảo và không thể bán được. Thật thú vị khi nghe về những chuyện này.”


thuc-tap-tai-apple-chuyen-chua-ke-5
Nhân viên không nghĩ đến chuyện đi tìm kiếm việc khác Bên cạnh việc chú trọng đến tính bảo mật, Apple khác với những công ty khác trong thung lũng Silicon ở một vài điểm nữa. Tại những công ty khác như Google và Facebook, không có gì là lạ khi những nhân viên đã tích lũy đủ kinh nghiệm và ra đi để bắt đầu công ty riêng sau một vài năm làm việc. Nhưng, những nhân viên ở Aple đặc biệt trung thành và thường ở lại công ty ở rất nhiều năm. Và Sharpe cũng chia sẻ rằng rất nhiều thực tập sinh được tuyển chính thức sau kì thực tập nếu như họ đã thể hiện xuất sắc. “Thật bất ngờ. Tôi chưa bao giờ thấy điều đó ở nơi nào khác. Họ nói về Steve Job bằng tên thân mật của ông ấy”. Kiểu trung thành này của họ hơi buồn cười. Nhân viên không thật sự muốn đi tìm kiếm việc công việc khác. Họ thậm chí còn không biết có những gì ở ngoài kia. Và sự trung thành này được đền đáp xứng đáng, Brad tiết lộ rằng, Apple sẽ đền bù xứng đáng, ngay cả với những nhân viên cấp thấp. Bạn sẽ thấy những người đi đến nơi làm việc bằng xe hơi thể thao nhưng họ chỉ là những kĩ sư bình thường. “Những quản lí cấp cao thì không như vậy. Vì vậy, bạn có thể nhìn thấy tại sao họ không muốn rời đi vì điều này”. Apple từ chối bình luận cho câu chuyện này.
Theo: Brands Vietnam

Để tìm hiểu thêm về văn hóa của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, bạn có thể đọc thêm những câu chuyện kinh doanh truyền cảm hứng

Các câu nói của Steve Jobs có khả năng cách tân sự nghiệp của bạn

cac-cau-noi-cua-steve-jobs-co-kha-nang-cach-tan-su-nghiep-cua-ban-1

Steve Jobs đã mãi ra đi lưu lại rất nhiều sự tiếc nuối, thế nhưng, những câu bàn của ông đã để lại rất nhiều ảnh hưởng lên cho thế hệ sau này. Nó không chỉ là những câu nói hay mà nó còn tác động đến tâm trí và chủ trương của nhiều , ngay cả nó có thể duy tân sự nghiệp của một người…
“các thứ tôi trân trọng không tốn một xu nào cả. có định hướng giỏi nguyên quý giá nhất mà chúng ta có là thời giờ ”
giả sử có một công việc phải giải quyết xong trong 2 tuần, hình như ai cũng sẽ phân bổ thời gian nhằm làm việc đó trong 2 tuần cho dù có khả năng ví như gắng sức họ sẽ có thể giải quyết xong nó nhanh chóng hơn. Như vậy là rất hoang phí. Một người bình thường sẽ áp dụng giờ giấc , còn người thông minh thực sự là người có thể kiểm tra được giờ giấc
“Tôi không trở về Apple để kiếm tiền. Khi mới 25 tuổi, tôi đã có khối thông minh sản trị giá 100 triệu USD. Chẳng có cách thứ nào nhằm tiêu hết số đó cả, và tôi sẽ không dùng tiền để cho thấy trí tuệ của mình”.
Rất số lượng lớn người nghĩ rằng tại sao các tỷ phú vẫn tiếp tục săn tiền khi mà tiền của họ hiện nay chỉ cần gởi ngân hàng là có khả năng sống mãi. Dù vậy, các người tỷ phú họ không muốn săn tiền nhằm chứng mình điều gì cả, cái họ muốn chứng minh không phải là tiền, mà là đam mê và trí tuệ của họ
“Đôi khi bạn sẽ mắc thiếu sót khi sáng kiến thiết . Điều cốt lõi là phải chóng vánh thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu ” 

cac-cau-noi-cua-steve-jobs-co-kha-nang-cach-tan-su-nghiep-cua-ban-2

Có bao giờ bạn được hỏi câu hỏi tại sao bạn không thành công và bạn đối đáp thẳng thắn rằng tại tôi ??
đa số khi thất bại mỗi người. hoặc biện mình rất vô số nguyên nhân điểm khác, nhưng hiện thực dù có chịu tác động từ vô số nguyên nhân bên ngoài, nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn chính là bản thân của bạn, hãy thừa nhận điều này chỉ khi vậy bạn mới thấy rằng mình nên gắng sức thêm số lượng lớn.
“Sự sáng kiến thiết phân biệt giữa người đi đầu và kẻ theo sau”
Bạn có bao nhiêu ý tưởng trong cuộc đời mình ? Chắc là vô số lắm, nhưng bạn tiến hành thành công được bao nhiêu ý tưởng rồi và đã bao lần bạn thấy người khác tiến hành ý tưởng của mình ?
Hãy nhớ rằng Ý tưởng không kèm theo hành động thì chỉ là sự hối tiếc. 

Đọc thêm tại http://motivatequote.com/

Thăng Chức – bạn đã sẵn sàng cho việc đó

thang-chuc-ban-da-san-sang-cho-viec-do-1

Bạn đã làm công việc chăm chỉ , bạn đã đạt nhiều thành quả trong suốt thời gian qua, và bây giờ người giám sát bạn muốn thăng chức cho bạn vì bạn xứng đáng đảm trách vị trí mới . Bạn sẽ cảm nhận như thế nào ?

ví như như bạn không nhảy cẩng lên vì vui sướng ngay lập tức, và đón nhận ngay cơ may này, thì chính xác rằng bản thân bạn đã chưa thực sự sẵn sàng cho việc làm đó. Thăng chức là điều tốt, thế nhưng lý do vì đâu mà bạn chưa thể đón nhận được…. Dưới đây là các câu hỏi mà bạn nên phải đáp lời trước khi chấp nhận đề nghị thăng chức từ người quản lý .


thang-chuc-ban-da-san-sang-cho-viec-do-2

Bạn đã thực sự đủ năng lực nhận những việc làm ở 
mức độ nhiều:

Phải! Bạn đã hoàn tất xuất sắc mọi điều các công việc hiện tại , nhưng điều này chưa có nghĩa là bạn sẽ có thể đảm nhận tốt và yêu thích việc làm ở vị trí tại thời điểm này . Đặt chân vào một lãnh địa mới mà không được web bị tri thức và kỹ năng có khả năng gây tổn hại cho ngành nghề của bạn. mặc dù biết rằng cơ hội này sẽ làm bạn lạc quan hơn, bạn mới chính là người nhận thức bạn nên lên kế hoạch gì hơn là người quản lý bạn
Bạn sẽ có nhiều trách nhiệm hơn :
- Bạn được thăng chức có nghĩa là bạn sẽ ở bên trên chức vụ tại thời điểm này của mình, điều đó cũng đồng nghĩa với công việc bạn sẽ có cấp dưới, lúc này các việc bạn làm mất đi là vì cá nhân mà bạn phải có trách nhiệm hơn với cả cấp dưới của mình. Hãy thử (suy nghĩ|tưởng tượng|mường tượng} cấp dưới của bạn phạm sai lầm , nhưng bạn là người phải có nghĩa vụ lớn hơn ? Bạn sẽ chấp nhận ?
chức vụ mới này bạn sẽ được làm việc làm mình đam mê ?

- Bạn đang là một nhân lực bình thường, việc làm của bạn là trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm , nhưng sau khi lên chức bạn sẽ là người ra ý tưởng và gửi ý tưởng cho cấp dưới làm, bạn sẽ thích điều đó chứ, hãy nghĩ kĩ !!
- Bạn sẽ cân bằng được cuộc sống cá nhân và việc làm !
công việc cấp cao, đồng nghĩa sẽ nhiều và yêu cầu giờ giấc hơn, gia đình của bạn đã sẵn sang cho điều đó , bạn cũng sẽ phải hay công tác nhằm họp mặt nữa, hãy đảm bảo rằng công việc này sẽ không tác động đến cuộc sống cá nhân !
Sau mọi điều ví như như bạn có khả năng đồng ý với 4 cơ hội trên, thì xin chúc mừng bạn, bạn đã sẵn sàng cho chức vụ cấp nhiều lơn rồi đó. Hãy nỗ lực lên !!