10 Giải pháp lãnh đạo thông minh cho mỗi thách thức


10-giai-phap-lanh-dao-thong-minh-cho-moi-thach-thuc

Từ “lãnh đạo” gợi lên hình ảnh của những người đàn ông và phụ nữ đầy bản lĩnh, những người mà trong một khoảnh khắc của cuộc khủng hoảng lúc nào cũng vững vàng với những phản ứng đúng mực, quyết định đúng đắn, đúng hướng.

Thật không may, hình ảnh đó lại được xây dựng trên quan niệm sai lầm rằng các nhà lãnh đạo luôn biết phải làm gì. Quan niệm này khá xa với hiện thực, hầu hết các nhà quản lý thời gian không biết rõ họ hơn những người khác rằng họ đang làm cái gì đâu. Đó là lý do vì sao mỗi nhà lãnh đạo cần một gói các biện pháp công việc để chống lại các thách thức mà cuộc sống ném vào chúng ta.
Dưới đây là một số chiến lược thực tế và hiệu quả để đối mặt với thách thức.

1. Xây dựng phong cách lãnh đạo cá nhân của bạn.

Không ai ngay từ khi sinh ra đã biết cách làm một lãnh đạo hiệu quả. Dành thời gian để học về bản thân mình càng nhiều càng tốt. Khi bạn làm việc, bạn đang phải lãnh đạo chính mình. Cân nhắc tìm kiếm một chương trình leadership, một người hướng dẫn, cố vấn tốt.

2. Học tập từ kinh nghiệm.

Suy nghĩ một cách có chiến lược về việc làm thế nào để đạt được những kinh nghiệm mà bạn cần. Nghiên cứu kỹ các dự án đầy thách thức mà có thể tạo cho bạn những vấn đề bất thường để bạn giải quyết, thực hành quan sát tình huống từ nhiều góc độ khác nhau và học từ tất cả những gì bạn làm.

3. Đừng sợ thất bại

Trừ khi bạn không cố gắng hết sức, gần như bạn sẽ thất bại, có thể là hơn một lần. Điều quan trọng là học cách chịu trách nhiệm cho sự thất bại của bạn, rút kinh nghiệm, và thay đổi hướng đi trong khi vẫn di chuyển về phía trước.

4. Có tầm nhìn thuyết phục

Khi đụng phải một cuộc khủng hoảng, và chắc chắn sẽ gặp phải thôi, có một tầm nhìn và biết rằng mọi người gắn với tầm nhìn đó vẫn đang kiểm soát mọi việc. Nếu bạn được tín nhiệm với cương vị lãnh đạo, bạn sẽ được cảm nhận như một người có thể đưa mọi người qua mọi khó khăn một cách nguyên vẹn thay vì đổ vỡ hay mất mát.

5. Trau dồi kỹ năng làm người

Những leader giỏi sở hữu những kỹ năng tuyệt vời. Họ chăm lo cho thành viên của mình. Với vị trí leader, bạn cần phải biết làm thế nào để lắng nghe một cách yên lặng và nghe những gì mà mọi người đang thực sự muốn nói, bằng cách đặt câu hỏi và đón nhận sự thật. Khi thách thức đến, nó đặc biệt quan trọng để thể hiện sự quan tâm của bạn.

6. Động viên bản thân

Sự cam kết của bạn là khuôn mẫu cho mọi người. Nếu mọi người có thể thấy được rằng bạn đang làm việc chăm chỉ hướng tới việc đạt được mục tiêu, họ sẽ tham gia cùng bạn. Tìm hiểu để khai thác vào các động lực cung cấp năng lượng và niềm đam mê cho bạn

7. Keep people ìnormed

Khi ở vào giai đoạn khó khăn, mọi người luôn có xu hướng che đậy nó đi, nhưng đó là điều tệ nhất mà bạn có thể làm. Vẫn duy trì việc theo dõi và thúc đẩy mọi người báo cáo dẫu đó có là tin xấu đi nữa. Mọi người đều không thích cảm giác bị cho ra rìa khỏi các tiến trình hoặc khỏi các vấn đề, khi bạn cập nhật cho họ, họ sẽ được trang bị trước và sẵn sàng giúp đỡ.

8. Truyền cảm hứng cho người khác.

Cảm hứng chính là sự trao quyền. Khi bạn truyền cảm hứng cho mọi người, bạn cũng cung cấp cho họ một cảm nhận về mục tiêu. Khi bạn dẫn dắt bằng ví dụ và mọi người cảm nhận được nguồn cảm hứng từ việc bạn là ai, điều này cho phép họ làm việc năng suất và hiệu quả hơn.

9. Tìm một cố vấn thực thụ

Khi thời gian thử thách bạn, hãy tìm một người từng trải, rút ra được những bài học cho riêng mình, và sẵn sàng hướng dẫn bạn đi trên con đường này. Một cố vấn tốt nên sở hữu những kinh nghiệm mà bạn muốn đạt được, và cũng cần có mong muốn chân thành muốn giúp đỡ bạn. Cố vấn phải là “hàng thật giá thật” thì mới có ý nghĩa.

10. Biết cách tự chăm sóc bản thân.

Những nhà lãnh đạo tốt nhất sẽ chăm sóc cho người khác, đặc biệt là trong thời gian thử thách. Nhưng nếu bạn bỏ bê bản thân thì sẽ sớm bị áp lực áp đảo. hãy làm những gì bạn cần làm để giữ cho mình luôn nhạy bén và khỏe mạnh, và nhắc nhở bản thân mình thường xuyên rằng những gì bạn làm là có giá trị.

Không có vấn đề gì với thực tế kinh tế, chính trị và xã hội hiện nay, thách thức đối với những hà lãnh đạo hiện nay là định nghĩa bản thân, để xác định tầm nhìn và thiết lập mục tiêu, và để có được những kỹ năng lãnh đạo để xử lý một loạt các thử thách hàng ngày.

Tại sao lại khó để thay đổi ấn tượng đầu tiên.


tai-sao-lai-kho-de-thay-doi-an-tuong-dau-tien


Nếu bạn xem truyền hình vào những năm 1980, có thể là bạn sẽ nhớ đến quảng cáo Head & Shoulders với lời cảnh báo “Bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên.”

Một nghiên cứu mới gần đây cho thấy rằng điều này không hoàn toàn chính xác, mặc dù nó vẫn không hẳn là một tin tốt cho những ai muốn cải thiện hình ảnh.

NAUGHTY TO NICE, OR NICE TO NAUGHTY



Về một bài báo có tựa đề “Quan điểm đạo đức xã hội đã thay đổi: Khi nào thì diễn xuất tốt và xấu lại làm nên những diễn viên giỏi và diễn viên tồi?” được đăng tải trên Social Cognition, Nadav Klein và Ed O’Brien, các nhà tâm lý học ở Đại Học Chicago, đã chạy một số thí nghiệm đã được thiết kế để tìm ra xem người ta sẽ sẵn sàng thay đổi cái nhìn trong thời gian bao lâu.


Trong một lớp học online có 201 người tham dự, một nhân viên văn phòng có tên Barbara đôi khi rất nhiệt tình trong một loạt các hoạt động tích cực hoặc tiêu cực. Thỉnh thoảng cô giữ cửa cho mọi người và cho đi những lời khen ngợi động viên. Đôi khi cô lại phá vỡ quy tắc, lan truyền tin đồn. Các đối tượng đã trả lời về nhận thức của họ về Barbara ở các hướng khác nhau trong bao lâu.
Kết quả thế nào? Thời gian Barbara làm những điều tốt đẹp để trở thành một người tốt nhiều hơn thời gian cô làm những điều tệ hại để trở thành một người xấu. Một thí nghiệm trực tuyến khác có 200 phụ nữ tham gia cũng cho kết quả rằng số người nhanh chóng đánh giá khi nào Barbara làm những điều xấu và tốn nhiều thời gian hơn để tin rằng cô đã thay đổi để trở nên tốt hơn. Các nhà nghiên cứu tìm ra kết quả tương tự cho các kịch bản liên quan đến những nhân vật chủ chốt hoặc chịu chia sẻ thông tin một cách hào phóng hay keo kiệt.

TRỞ THÀNH MỘT TÊN TỘI ĐỒ DỄ HƠN LÀ MỘT VỊ THÁNH



“Mọi người dường như đều cần phải nhận thức được rằng chỉ một vài hành động xấu thôi cũng sẽ kéo theo những thay đổi đáng kể theo chiều hướng xấu, và cần phải làm nhiều điều tốt hơn để tạo ra những thay đổi tốt”. Có một “điểm bất đối xứng”. Nói cách khác, “để trở thành một tội nhân dễ dàng hơn nhiều so với việc trở thành một vị thánh.”

Nếu bạn tạo được một ấn tượng ban đầu tốt, cũng đừng quá hài lòng. Nhầm lẫn một cái gì đó, và họ sẽ nhanh chóng thay đổi cách nhìn theo chiều hướng xấu. Nhưng nếu bạn tạo ra một ấn tượng đầu tiên khá tệ? Vậy thì quảng cáo của Head & Shoulders được tạo ra bởi vì, người sáng lập và là chủ tịch của Come Recommended, Heather Huhman, “con người luôn đưa ra phán xét một cách chóng vánh, và chúng ta thích ý kiến cảu mình, chúng ta không thích thay đổi.”
Thật vậy, khi một người đã hình thành ý thức tiêu cực với một ai đó, và sau đó lại chứng kiế hành vi tốt đẹp củ người đó, sẽ gây ra sự bất hòa nhận thức mà người ta sẽ làm mọi cách để tránh phải thay đổi quan điểm ban đầu của họ. Jack Schafer, một cựu nhân viên FBI và là tác giả của The Like Switch nhấn mạnh rằng mọi người thường hợp lý hóa hành vi tốt đẹp theo cách mà nó sẽ chỉ ra rằng quan điểm ban đầu của họ là đúng, chẳng hạn như “Anh ta chỉ tốt lúc này thôi, cho nên tôi sẽ giúp anh ta làm việc mà anh ta không giỏi đó.” Hoặc đơn giản là họ né tránh, để khỏi phải thấy những hành vi tốt của người đó.
Vì vậy, “Thật khó khăn để thay đổi ấn tượng xấu đầu tiên, nhưng không phải là không thể”., Schafer nói. Ông khuyến cáo rằng bạn “Hành động một cách phù hợp với tất cả mọi người đã có một ấn tượng xấu với bạn, bất kể họ có là ai.”




Huhman cũng đồng ý, “Đừng cố gắng quản những mối quan hệ mới, chả có ai thân thiết với nhau chỉ trong một ngày”. “Hãy để các mối quan hệ phát triển tự nhiên, và đừng chỉ làm những việc khiến người khác thích bạn, chẳng hạn như mua quà và nói “vâng” với tất cả”, cô khuyên. “Hãy là duy nhất, là chính mình, và kiên nhẫn chờ các mối quan hệ phát triển.”


Tại sao phải quan tâm về thông tin và xu hướng công việc

tai-sao-phai-quan-tam-ve-thong-tin-va-xu-huong-cong-viec





Việc tìm hiểu thông tin về một lĩnh vực, ngành nghề nào đó là một việc quan trọng và cần tiến hành thường xuyên. Càng làm việc này sớm, bạn sẽ càng thấy nó có ích thế nào trong quá trình làm việc sau này. Cho dù bạn đã có được một công việc thì bạn không nên ngừng việc tích luỹ kiến thức, thông tin về lĩnh vực bạn vẫn quan tâm.

Để làm gì?


- Khi phỏng vấn: “Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?” Đây là một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường dùng để kiểm tra xem bạn có chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn hay chưa. Câu hỏi này cũng nhằm kiểm tra rằng, bạn có thực sự quan tâm và muốn làm việc cho công ty hay không?
- Xác định nghề nghiệp. Việc tìm hiểu giúp bạn nhận ra đâu là công việc thích hợp nhất, lĩnh vực nào là phù hợp nhất dành cho bạn. Nó giúp bạn tiết kiệm những quãng đường vòng khi xác định nghề nghiệp, công việc cho bản thân
- Hiện nay, việc chuyển đổi nghề nghiệp ít nhất một lần trong sự nghiệp là điều rất phổ biến. Dĩ nhiên, quá trình này đòi hỏi việc nghiên cứu thường xuyên để biết được lúc nào cần thay đổi cũng như nhận thức được những cơ hội thay đổi sẽ đến.

Tìm hiểu thế nào?


- Tìm hiểu về lĩnh vực mà bạn muốn làm việc để biết được con đường sự nghiệp mà nó mang lại ra sao.
- Tìm hiểu về những lĩnh vực mà bạn quan tâm để biết được bạn cần nhải có những kỹ năng, kinh nghiêm và học vấn thế nào cho phù hợp. Biết được có những Công ty nào hoạt động trong lĩnh vực bạn quan tâm và họ có thể mang lại gì cho ban.
- Suy nghĩ về những mục riêu ngắn hạn, dài han của bạn và cách thức để bạn có thể đạt được chúng. Để có được thông rin về lĩnh vực bạn quan tâm, bạn có thể lấy thông tin trực tiếp từ những Công ty, tổ chức, tìm trên Internet, báo chí, từ những người thân quen…
- Luôn cập nhật những thay đổi trong lĩnh vực, ngành nghề.
- Nắm được vi trí của nhà tuyển dụng trên thị trường.
- Tích luỹ được những kiến thức về các sự kiện hiện thời liên quan đến nhà tuyển dụng cũng như lĩnh vực, ngành nghề.
- Nhận thức được những cơ hội đang đến.