Chân dung của những người tư duy tích cực

chan-dung-cua-nhung-nguoi-tu-duy-tich-cuc

So với những người luôn nhìn mọi thứ một cách tiêu cực thì những người tích cực thường đối mặt với những khó khăn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Không phải họ “thần thánh” hơn ai cả, chỉ là họ chọn cách sống nhẹ nhàng, thư thái để tận hưởng trọn vẹn những điều tuyệt vời của cuộc sống. Bạn là người thường bi quan và thấy thế giới xung quanh chỉ có một màu ảm đạm, bạn muốn trút bỏ hết những gánh nặng ấy nhưng lại không biết nên làm như thế nào? Vậy thì còn chờ gì nữa mà không thử học hỏi theo 8 thói quen của những người tư duy tích cực để cuộc sống luôn là màu hồng trong mắt bạn: 1. Tự mình tạo nên một ngày tuyệt vời Những người tư duy tích cực thường không trông chờ, hi vọng sẽ có được những ngày vui vẻ, may mắn mà họ chủ động biến mỗi ngày của mình trở nên sinh động và tươi đẹp. Họ thức dậy sớm, tập những môn thể thao mình thích, đọc những quyển sách hay, cười nói với mọi người… Họ làm những việc khiến họ vui vẻ và có thật nhiều năng lượng cho ngày mới. Đôi khi, họ sẽ dọn dẹp, trang trí lại góc bàn làm việc rồi tự nhoẻn miệng cười với điều mình vừa làm và thấy yêu cuộc đời hơn bao giờ hết. 2. Luôn luôn biết ơn Luôn ghi nhớ, tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ của những người khác với mình gần như thường trực trong tâm trí và thói quen hàng ngày của những người tư duy tích cực. Họ không sống vội vàng, ích kỉ mà luôn quan tâm đến những người xung quanh, họ trân trọng những điều mà người khác làm cho mình dù chỉ là những điều nhỏ nhặt. Những người này cũng thường có xu hướng tìm mọi cách trả ơn cho dù người giúp đỡ không mong muốn bởi họ cho rằng đã nhận ơn thì phải đền ơn, đã “nhận lại” thì phải “cho đi”. 3. Biết khi nào nên từ bỏ và buông bỏ Khác với người suy nghĩ tiêu cực, những người suy nghĩ tích cực biết thời điểm nào nên từ bỏ, tạm nghỉ một khoảng thời gian để tiếp tục theo đuổi đam mê và khi nào nên buông bỏ thật sự những điều viễn vông, khó có thể thực hiện. Chính vì điều này, họ biết đặt kì vọng đúng chỗ và không hay buồn phiền, nản lòng khi gặp khó khăn, thất bại. 4. Họ biết cách vượt qua sợ hãi Những người tư duy tích cực thường sống rất lạc quan và tin tưởng vào sự thành công, họ không hay sợ hãi và cho dù có sợ hãi họ cũng nhanh chóng gạt phăng đi để chuyên tâm vào công việc, vào định hướng ban đầu. Họ biết rằng nếu làm việc gì cũng sợ hãi, lo lắng thất bại thì họ sẽ không bao giờ hoàn thành được mục tiêu của cuộc đời mình. 5. Nụ cười là thứ luôn nhìn thấy ở họ


chan-dung-cua-nhung-nguoi-tu-duy-tich-cuc-1
Chắc chắn rồi, những người luôn nhìn đời bằng đôi mắt màu hồng rất dễ bằng lòng với mọi thứ, họ tràn trề năng lượng và niềm hứng khởi. Họ biểu hiện chúng thông qua nụ cười thường trực dành cho mọi người. Nụ cười cũng giúp họ thu hẹp khoảng cách với mọi người xung quanh. 6. Họ công bằng và là người có trách nhiệm Người tư duy tích cực luôn nhìn 2 mặt của vấn đề chứ không đánh giá một cách phiến diện, chủ quan. Họ sẽ khen ngợi, công nhận những người có thực tài, thậm chí họ sẽ tỏ thái độ ngưỡng mộ một cách rõ ràng chứ không ngại ngần che giấu. Khi bản thân phạm lỗi, họ cũng không trốn tránh và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, họ chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm. 7. Họ có khả năng giao tiếp tuyệt vời


chan-dung-cua-nhung-nguoi-tu-duy-tich-cuc-2
Họ thích được gặp gỡ mọi người, có khả năng giao tiếp tốt và mọi người thường bị thu hút bởi cách trò chuyện hài hước, thông minh của họ. Ngoài ra, họ còn là những chuyên gia tâm lý, giỏi nắm bắt tâm trạng của người khác và là chất xúc tác lây lan hạnh phúc đến mọi người xung quanh. 8. Họ không hay nhìn về quá khứ Vì luôn suy nghĩ tích cực nên họ sẽ không để quá khứ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại, họ tận hưởng từng ngày và hướng đến tương lai. Họ chỉ lấy những thất bại trong quá khứ làm bài học kinh nghiệm và động lực để phấn đấu cho con đường sự nghiệp phía trước. Không trách móc, đổ lỗi cho số phận, họ chọn cách sống vui vẻ nhất có thể. Nếu bạn để ý sẽ thấy những người thành công và giàu có trên thế giới này cũng là những người tư duy tích cực và có những đặc điểm tương tự, có lẽ cái nhìn tích cực trước mọi việc giúp chúng ta không bao giờ đánh mất niềm tin, thôi thúc chúng ta theo đuổi đam mê và cho ta một nguồn năng lượng tuyệt vời để vượt qua mọi trở ngại. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn cũng sẽ luôn thấy cuộc sống tươi đẹp và gặt hái được nhiều thành công nhờ tư duy tích cực.

Làm gì khi chán ghét công việc hiện tại

lam-gi-khi-chan-ghet-cong-viec-hien-tai

Đây là việc thường xuyên xảy đến với mọi người, mọi chức vụ… bạn là trưởng phỏng, nhân viên, hoặc thậm chí là giám đôc, bạn làm một thời gian lâu, 6 tháng, 3 năm hay chỉ mới vài ngày. Cái cảm giác chán công việc nó có thể ập đến bất kì khi nào, bị sếp mắng, đồng nghiệp ghét bỏ, hay làm vật vã nhưng nhận lương quá ít. Câu hỏi được đặt ra là bạn có đang chán ghét công việc của mình ? Và bạn sẽ làm gì khi bạn chán công việc đó: - Bạn sẽ chịu đựng và vẫn làm việc trong ấm ức - Bạn sẽ bỏ việc và tìm một công việc khác tốt hơn Trước khi đưa ra lựa chọn bạn hãy tham khảo lại vài điều sau Bạn hãy nhớ lại lý do mà mình gia nhập công ty,sự nghiệp danh tiếng, tiền bạc, hay chỉ đơn thuần là vị trí của công ty thuận lợi… cho dù bạn có gia nhập công ty từ lý do nào thì trước khi quyết định tử bỏ công ty thì hãy nghĩ lại xem sẽ có công ty nào đáp ứng được những yêu câu của bạn không. Lý do chính khiến bạn chán nản công việc là gì? Sau khi bạn tìm được lý do thì hãy ngồi và so sánh xem, lý do khiến bạn muốn nghỉ có nhiều hơn lý do khiến bạn tiếp tục gắn bó với công ty hay không? Tương lai của bạn sẽ có thể tốt hơn?


lam-gi-khi-chan-ghet-cong-viec-hien-tai-1
Phải chắc chắn một điều là một nhân viên làm việc lâu năm sẽ chắc chắn hưởng được nhiều phúc lợi hơn là một nhân viên mới, vậy nên bàn cần tìm hiểu rõ hơn từ những người đi trước để có thể hi vọng vào một tương lai ra sao Bạn đã có kế hoạch cho tương lai? Dù bạn có chán công việc hay chán đồng nghiệp, thì hãy nhớ rằng nếu bạn không đi làm thì đồng nghĩa với bạn sẽ không còn duy trì khoản thu nhập cá nhân, điều đó sẽ còn tệ hơn rất nhiều so với cảm giác nhàm chán mà bạn đang gặp. Hãy chắc chắn rằng nếu bạn lựa chọn việc từ bỏ thì bạn đã có phương án riêng trong tương lai. Nói tóm lại, nhàm chán công việc hiện tại sẽ gây ra cảm giác muốn từ bỏ và khó khăn đối với bất kỳ ai, nhưng việc nhàm chán nhất thời nó hoàn toàn khác với việc bạn thực sự không phù hợp với công việc hiện tại, hãy thử suy nghĩ một cách tích cực để có thể tìm được hướng giải quyết tốt nhất cho mình.

8 yếu tố giúp bạn trở thành “ông vua nghề sale”

8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale

Có lẽ sale là một trong những ngành nghề có lượng cầu nhiều nhất, mỗi ngày bạn có thể nhìn thấy hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tin tuyển dụng về việc làm sale. Bộ phận sale đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cũng như sống còn của doanh nghiệp, mỗi cá nhân bán hàng phải nhận thức được tầm quan trọng của mình để mà cố gắng. Sale – bán hàng không hẳn là khó nhưng để thực sự nổi trội và trở thành “vua” ngành sale thì thật sự chẳng hề đơn giản chút nào. Nếu bạn cũng đang theo đuổi công việc đầy thử thách này và muốn thành công hơn nữa, thì tôi có một số lời khuyên hay ho cho bạn đây:
1. Đam mê Sale là một công việc nhiều áp lực và đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều nỗ lực nên nếu như bạn không có đam mê mà chỉ cần một công việc để kiếm sống qua ngày thì bạn sẽ rất khó trung thành với công ty và gần như chắc chắn bạn làm việc không bằng 100% năng lực. Tôi có một vài người bạn, họ yêu thích công việc này từ khi chúng tôi còn ngồi chung trên ghế đại học. Khi người khác dành thời gian để xem phim Hàn xẻng hay đọc những câu chuyện ngôn tình thì họ khoảng thời gian tương tự để đọc những cuốn sách dạy về kỹ năng sale, tấm gương của những người thành công trong ngành… Giờ đây, họ là đang ngồi vững chãi trên chiếc ghế trưởng phòng kinh doanh, có người đã trở thành giám đốc kinh doanh tại những công ty nổi tiếng. Đam mê thật sự là một động lực rất lớn, giúp bạn vượt qua được giới hạn của bản thân mình. Chỉ khi làm việc với đam mê thì thành công mới có thể theo đuổi bạn.
2. Lắng nghe


8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale-1
Lắng nghe là một trong những kỹ năng thiết mà người bán hàng phải có, bạn có 2 đôi tai và 1 cái miệng, hãy lắng nghe nhiều gấp đôi trước khi bạn đưa ra những ý tưởng. Tập trung lắng nghe khách hàng cũng là cách giúp bạn nắm bắt được tâm ý và mong muốn của họ, bạn cũng nên chủ động phán đoán hành vi tiêu dùng của khách hàng thông qua cách họ trò chuyện để có thể dẫn dắt họ theo hướng đi bạn muốn.
3. Thuyết phục Chỉ có một số ít khách hàng kiên định mua hàng theo danh sách họ đã liệt kê sẵn, còn đại đa số đều thay đổi hành vi mua bởi những lời thuyết phục từ nhân viên bán hàng. Để có thể thuyết phục được khách hàng một cách hiệu quả nhất thì trước tiên bạn phải tự thuyết phục bản thân mình tin vào sản phẩm, chỉ khi bạn có niềm tin với sản phẩm mình bán thì bạn mới có thể khiến người khác tin. Trên thực tế, bạn đã học cách thuyết phục người khác từ khi còn bé. Bạn thuyết phục ba mẹ mua cho bạn thứ mà bạn thích bằng lời hứa về một thành tích học tập tốt, bạn được cho đi cắm trại với lớp vì bạn nhờ cô giáo đến tận nhà thuyết phục… Tóm lại, bạn thuyết phục được ba mẹ bởi bạn hiểu được những nhu cầu của họ, bạn biết gây ảnh hưởng lên họ bởi những người có uy tín. Tương tự, đối với khách hàng, bạn cũng sẽ thuyết phục được họ mua hàng nếu như bạn nắm được nhu cầu thực sự của họ hoặc tác động lên những người họ tin tưởng vì phần lớn các quyết định mua của khách hàng đều dựa vào lời khuyên của người đi cùng. Bạn nên khai thác từ những điểm này để mang lại doanh số cao cho công ty.
4. Cho đi chứ không bán


8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale-2
Khách hàng ngày càng thông minh trong việc mua hàng, vì có quá nhiều nhãn hàng cho một loại sản phẩm nên khách hàng có quyền lựa chọn, chính điều này khiến họ đòi hỏi nhiều hơn và khắt khe hơn với những trải nghiệm mua hàng. So với những người cố tìm cách bán đi sản phẩm thì những người đem lại cho khách hàng nhiều giá trị, những điều thực sự hữu ích thường đem lại doanh số cao hơn. Vì sao? Vì họ nhận thức được giá trị “như thượng đế” của họ, cùng bỏ tiền để mua một sản phẩm, tất nhiên không ai lại đi từ chối chọn sản phẩm mang lại cho mình nhiều lợi ích hơn cả.
5. Tạo sự tin tưởng Nhân viên bán hàng thường phải nói rất nhiều nhưng đôi khi chính vì bạn cứ nói ra rả bên tai khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy không tin tưởng và khó chịu. Trước khi khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm thì bản thân người bán phải tạo được thiện cảm và niềm tin. Khi khách hàng tin tưởng bạn thì những điều bạn nói họ rất dễ chấp nhận, đôi khi, họ mua sản phẩm không phải vị họ yêu thích sản phẩm đó mà chính bởi sự nhiệt tình, niềm tin họ dành cho bạn.
6. Kết nối


8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale-3

Không chỉ đối với công việc bán hàng mà trong tất cả các cuộc trò chuyện, kết nối giúp cho câu chuyện được liền mạch và người nói, người nghe cũng cảm thấy thấu hiểu nhau hơn. Đừng giành lời của khách hàng cũng đừng chậm chạp phản hồi, hãy quan sát tốc độ nói của khách hàng để có cách ứng biến cho phù hợp. Khi khách hàng nói nhanh, bạn nên tăng tốc độ nói lên một chút, tương tự, khi họ nói một cách ôn hòa, chậm rãi, bạn cũng không nên nói quá nhanh vì khách hàng có thể không nắm bắt kịp những điều bạn muốn truyền đạt.
7. Lạc quan


8-yeu-to-giup-ban-tro-thanh-ong-vua-nghe-sale-4
Mỗi lĩnh vực sale lại có một thời điểm hưng thịnh khác nhau, sẽ có những lúc bạn không có thời gian để thở khi khách hàng cứ liên tục đến nhưng cũng có khi bạn cảm thấy buồn chán và thất vọng vì chẳng có bóng người ghé qua. Nhưng là một nhân viên bán hàng, dù chỉ có một khách hàng duy nhất thì thái độ vui vẻ, lạc quan là điều bắt buộc. Không ai có thể bán hàng bằng một gương mặt rầu rĩ hay cau có, luôn giữ cho mình lối suy nghĩ tích cực mới có thể giúp bạn thành công trên bước đường dài.
8. Không sợ bị từ chối 9 người, 10 ý, sản phẩm mà bạn đang bán không thể đáp ứng được 100% nhu cầu của khách hàng vì nhu cầu và sở thích của mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp khách hàng đã quyết định thay đổi, đồng ý sử dụng sản phẩm khác thay cho những sản phẩm thường ngày chỉ vì chịu tác động từ nhân viên bán hàng. Bạn phải luôn mạnh dạn, tự tin và không ngại bị từ chối vì chí ít nếu có bị từ chối, bạn cũng có kinh nghiệm đối đáp với những khách hàng có tính cách tương tự trong lần sau.
Như tôi vẫn thường nói, thành công không bao giờ tự chạy đến với bất kì ai, chỉ khi thật sự quyết tâm, kiên trì theo đuổi và nỗ lực hết mình thì bạn mới có thể chạm tay tới những gì mà bạn mơ ước. Xuất phát điểm của nghề sale không dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ nhưng cơ hội của nghề “làm dâu tẳm họ” này luôn mở rộng; khi bạn là một nhân viên bán hàng giỏi thì tôi tin là những thăng tiến trong nghề dành cho bạn không bao giờ thiếu. Đừng chê bai nghề sale vì nghĩ nó tầm thường, 80% CEO trên thế giới đều đi lên từ công việc này hết đấy!

Giá như tôi biết sớm bí quyết này của Steve Jobs thì tôi đã có một bài thuyết trình ấn tượng

gia-nhu-toi-biet-som-bi-quyet-nay-cua-steve-jobs-thi-toi-da-co-mot-bai-thuyet-trinh-an-tuong-hon

Nếu như bạn đang cảm thấy lo ngại với khả năng thuyết trình của mình và mong muốn cải thiện nó thì sao bạn không học hỏi theo một người rất nổi tiếng và gây được sự chú ý ở mỗi bài diễn thuyết: Steve Jobs. Mỗi bài thuyết trình về sản phẩm Apple đều truyền được cảm hứng và thông điệp ý nghĩa khiến người nghe không ngừng bị thu hút, vậy thì đâu là bí quyết của Steve Jobs khiến cho câu chuyện sinh động và hứng thú hơn với người nghe. Thật ra rất đơn giản, bí quyết chỉ nằm trong 3 chữ “S”:
- Chữ S đầu tiên: Story (Câu chuyện)
Tác động mạnh và nhanh đến khán giả là những câu chuyện có nội dung, nhân vật, cao trào. Bạn nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay, liên quan đến bài thuyết trình để kể cho khán giả bên cạnh nội dung chuyên môn. Tùy vào tình huống mà bạn sẽ đưa câu chuyện cá nhân, bạn bè, thương hiệu,… vào đầu, cuối hay lúc có sự cố xảy ra khi thuyết trình. Tạo không khí vui vẻ bằng những trò đùa đời thường để làm cho không khí cuộc họp tự nhiên hơn. Ví dụ như khi ở San Francisco, Steve Jobs từng dùng chức năng Google map trên iPhone để dò tìm danh sách những cửa hàng Starbucks lân cận. Sau đó ông gọi đến một Starbucks, cuộc hội thoại như sau: Nữ nhân viên: "Xin chào, đây là Starbucks. Tôi có thể giúp được gì được ạ?" Steve Jobs: "À vâng, tôi muốn mua bốn nghìn ly cà phê sữa. Mà không. Thôi. Tôi chỉ nói đùa. Gọi nhầm số rồi. Tạm biệt!" Đoán xem điều gì xảy ra? Mọi cười đều bật cười trước cách giỡn này, tinh thần trong buổi họp thoải mái hơn nhiều!
- Chữ S thứ 2: Slides (Các slide trình chiếu)
Nếu bạn muốn khán giả tập trung lắng nghe những gì bạn nói thì đừng đặt quá nhiều chữ lên slide, cố ý ép họ đọc. Tiêu đề ngắn gọn nói lên thông điệp chính, một con số hoặc một biểu đồ làm nội dung chính và tất cả những gì còn lại bạn cần trình bày nên đưa vào một hình ảnh đủ nổi bật, chất lượng cao. Hãy nhớ nguyên tắc số 3: chia bài thuyết trình thành 3 phần, mỗi nội dung chính chứa 3 ý nhỏ bên trong,… Bởi lẽ, số 3 khá hoàn hảo để người khác ghi nhớ hơn là 2 và không quá nhiều thông tin như 4.
- Và chữ S cuối cùng: Speaker (Người thuyết trình)
Một người thuyết trình thu hút chắc chắn sẽ kéo giữ được sự chú tâm và tập trung của khán giả. Đương nhiên không thể bỏ qua phần trang phục bên ngoài. Steve Jobs chọn mặc gì hàng ngày và cả trong những buổi thuyết trình? Áo len cổ lọ của nhà thiết kế người Nhật Issey Miyake, quần Levi’s và đôi giày New Balance. Ông đã định vị thương hiệu hình ảnh cho bản thân. Hơn hết, khả năng và mục tiêu truyền cảm hứng đến người khác của Steve Jobs thể hiện đến cả cuối bài. Ông luôn cố gắng trình bày điều gì đó để đọng lại trong tâm trí mọi người.
Tất nhiên, cho dù là một thiên tài, một huyền thoại công nghệ của Apple thì Steve Jobs vẫn phải dành ra khoảng 1 tuần trước buổi thuyết trình cho việc tập luyện để có thể hoàn thiện giọng nói, ngữ điệu cũng như cử chỉ kèm theo sao cho bài thuyết trình thật phù hợp và thu hút. Khi đã hiểu được nguyên tắc 3S, bạn cũng nên xem xét lại tất cả mọi thứ và tập thuyết trình trước gương, nếu có thể thì hãy nhờ người thân đánh giá và chỉnh sửa cho bạn. Nếu làm như vậy thì tin chắc rằng bạn sẽ làm chủ bài thuyết trình và ngày càng thuyết trình thu hút hơn.