Người phụ nữ này đã khẳng định vai trò của nữ giới trong xã hội Nhật Bản

Theo bảng xếp hạng Chỉ số doanh nhân và phát triển toàn cầu GEDI, Nhật Bản xếp thứ hạng 13 sau Peru về số lượng các doanh nhân nữ. Đây là vị trí khá thấp so với một quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản. Tuy vậy, xét về khía cạnh văn hóa, điều này lại rất dễ hiểu bởi như một truyền thống của đất nước, phụ nữ Nhật thường khá an phận trong cuộc sống. Họ xem việc nuôi dạy con cái, chăm lo cho gia đình chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cả đời của mình.
Ngày nay theo sự phát triển của xã hội, quan niệm của người dân Nhật Bản cũng dần thay đổi. Phụ nữ Nhật giờ đây cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động kinh doanh và chính trị. Không ít người đã trở thành những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn. Trong đó phải kể đến Yoshiko Shinohara – nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Nhật Bản.
Con đường gây dựng cơ nghiệp đầy khó khăn

nguoi-phu-nu-nay-khang-dinh-vai-tro-cua-nu-gioi-trong-xa-hoi-nhat

Yoshiko Shinohara sinh năm 1934, bà lớn lên trong giai đoạn Thế chiến thứ hai. Sau khi tốt nghiệp trung học, bà kết hôn ở tuổi 20 và nhanh chóng ly hôn bởi cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Sau đó bà chuyển đến làm công việc thư ký ở Anh và Úc.
Năm 1973, Yoshiko thành lập công ty cung ứng nhân sự thời vụ dành cho các lao động nữ. Ban đầu công ty phát triển rất chậm, bà phải làm thêm công việc vào buổi tối để có tiền trang trải cho công ty. Năm 1980, bà quyết định tuyển thêm nhân sự nam và doanh thu công ty cũng bắt đầu tăng lên. Trong suốt những năm sau đó, bà Yoshiko đã đưa công ty vượt qua bao khó khăn, phát triển công ty trở thành Temp Holdings - một trong những công ty cung ứng dịch vụ nhân sự hàng đầu Nhật Bản. Hiện nay, Temp Holdings có hợp đồng làm việc với 27.000 công ty ở Nhật và các quốc gia khác trên thế giới. Tháng 4/2016, bà được bầu làm Chủ tịch danh dự của Temp Holdings. Sau hơn 40 năm gây dựng cơ nghiệp cho mình, ở tuổi 81, Yoshiko Shinohara đã trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Nhật Bản.
Thành công nhờ triết lý kinh doanh khác biệt

nguoi-phu-nu-nay-khang-dinh-vai-tro-cua-nu-gioi-trong-xa-hoi-nhat

Để có được sự nghiệp thành công như ngày hôm nay, Yoshiko Shinohara đã phải nỗ lực và hy sinh rất nhiều. Nhưng trên hết, triết lý sống và kinh doanh khác biệt chính là yếu tố giúp bà đạt được thành công.
Tuy là một người phụ nữ, nhưng Yoshiko đã sẵn sàng mạo hiểm tất cả để lập nghiệp. Một thời gian sau khi lập gia đình, bà quyết định ly hôn với chồng vì cảm thấy không hạnh phúc. Cuộc sống hôn nhân của người phụ nữ Nhật với các công việc bếp núc, chăm lo gia đình không phải là cuộc sống mà bà mong muốn. Cũng chính vì lý do đó, bà quyết định ly hôn và tìm kiếm công việc ở nước ngoài. Là một người phụ nữ có hoài bão, nhưng ngay từ đầu khi bắt đầu sự nghiệp, bà không hề có ý định trở thành tỷ phú. Mong muốn của bà lúc đó là có thể đóng góp cho đất nước và thay đổi tư tưởng của người dân Nhật Bản về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Lựa chọn kinh doanh dịch vụ nhân sự thời vụ là một quyết định liều lĩnh bởi thời điểm đó, lao động thời vụ được coi là bất hợp pháp, mãi tận sau này mới được hợp pháp hóa.
Hơn cả một tấm gương lập nghiệp, Yoshiko Shinohara đã trở thành biểu tượng cho thế hệ những người phụ nữ tự chủ, năng động trong xã hội Nhật Bản hiện đại.

5 mẹo tuyển dụng cho doanh nghiệp nhỏ

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tầm quan trọng của việc tuyển dụng càng lớn. Vì nếu một nhân viên nghỉ việc bất ngờ, doanh nghiệp đó sẽ gặp khó khăn trong việc điều tiết công việc. Để biết một nhân viên có thích hợp với công ty hay không, cần xem xét các mặt tính cách và phẩm chất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Dưới đây là 5 mẹo tuyển dụng cho doanh nghiệp nhỏ mà nhà tuyển dụng nên biết



1. Nhiệt tình

Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ đòi hỏi sự nhiệt tình của nhân viên khá cao. Vì ngoài những công việc chuyên môn thì mọi người cần bạn hỗ trợ những công việc vặt trong công ty. Đối với họ, một nhân viên tuyệt vời là người luôn sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển của công ty.

2. Kỹ năng cá nhân 

Khi nguồn lực bị giới hạn, thuê thêm người hoặc thuê freelancer chắc chắn là điều có thể xảy ra. Nhưng nếu những người trong chính công ty có thể đảm nhận và hỗ trợ thì vẫn tốt hơn. Đồng nghĩa với việc tin tuyển dụng tìm việc làm nhanh sẽ được truyền đi nhanh chóng nếu bạn có khả năng “ thiên biến vạn hóa” thì ắt hẳn sự ưu ái đã dành cho bạn. Tâm lý của các nhà lãnh đạo sẽ tuyển dụng 1 người có thể làm nhiều việc hơn là người chỉ biết làm 1 việc duy nhất và không có suy nghĩ

3. Không quá quan trọng việc thăng chức

Một trong những điểm khác mà mọi người có thể nhận ra giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn là cơ hội thăng tiến không cao. Tuy nhiên cơ hội học hỏi là rất nhiều. Ngoài ra việc kiêm nhiệm 1 lúc nhiều công việc cũng dễ xảy ra. Vì vậy, nếu ứng viên quá chú tâm vào bản mô tả công việc hay mức độ thăng tiến trong công việc thì bạn nên xem xét lại các vấn đề đó.

4. Có tinh thần học hỏi

Tinh thần học hỏi quan trọng với bất kỳ ai, đặc biệt là trong môi trường doanh nghiệp vừa và nhỏ vì khi đó mỗi nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty. Tinh thần ham học hỏi, nâng cao kiến thức rèn luyện kỹ năng sẽ là một trong những tính cách được đánh giá cao.

5. Chủ động 

Việc một người xin việc trình bày trong CV là “Tôi đã xem trang web của quý vị và thấy nhiều điểm có thể cải thiện. Tôi rất mong làm việc cho quý vị. Kèm theo đây là danh sách các thay đổi và hiệu quả tôi sẽ thực hiện được cho trang web của quý vị trong ba tháng đầu tiên”. Đây quả là một hồ sơ xin việc đầy thuyết phục. Đa số sinh viên ra trường đều mong tìm được việc ở các tập đoàn lớn, đặc biệt là các sinh viên giỏi. Vì vậy, khi có một ai đó hứng thú với doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty của bạn, hãy xem xét một cách nghiêm túc và nắm lấy cơ hội để tuyển một nhân viên giỏi.


Muốn tăng lương thì cứ đòi nghỉ việc?

Nếu như thời gian trước, nhân viên thường cố gắng tạo ấn tượng tốt đẹp với sếp để làm “bàn đạp” đề xuất tăng lương thì ngày nay, họ thường lấy đơn xin nghỉ việc để “uy hiếp” sếp. Vì ngại mất nhiều thời gian tuyển dụng người mới hay vị trí trống là những vị trí quan trọng, khó tìm được người thích hợp nên các sếp thường chọn giải pháp tăng lương để giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, đây có phải là một cách hữu hiệu mỗi lần bạn muốn được tăng lương? Hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn khách quan trước khi đưa ra quyết định nhé.

muon-tang-luong-thi-cu-doi-nghi-viec

1. Thiếu tự tin đến nỗi không dám đề xuất tăng lương
Nếu như bạn thực sự có năng lực và khả năng làm việc vượt trội thì bạn hoàn toàn có thể tự tin đề nghị sếp tăng lương cho bạn. Thay vì dùng đến biện pháp nguy hiểm là giả vờ xin nghỉ việc để được tăng lương, sự thẳng thắn và chân thành của bạn sẽ được sếp ghi nhận một cách tích cực. Dù tăng lương không phải là chuyện dễ dàng nhưng trong trường hợp bạn là một nhân viên xuất sắc, sếp có thể cân nhắc và cho bạn mức thù lao xứng đáng hơn.

2. Lương vẫn tăng nhưng không bao giờ thăng chức
Mặt lợi của việc nộp đơn xin nghỉ và nói rằng bạn đã tìm được việc làm lương cao, chế độ đãi ngộ tốt hơn công ty này là ngay lập tức, sếp sẽ nhanh chóng đề xuất tăng lương để níu chân bạn lại. Tuy nhiên, rất có thể bạn sẽ gặp phải hiểm họa khôn lường, đó là mãi dậm chân tại chỗ ở vị trí hiện tại. Không một người lãnh đạo nào có đủ niềm tin để lựa chọn một nhân viên từng có ý định rời bỏ công ty vào danh sách tiến cử thăng chức, họ lo sợ lịch sử sẽ lặp lại và ảnh hưởng không tốt đến công ty. Điều đó đồng nghĩa với việc dù cho bạn có được tăng lương nhưng con đường thăng tiến, phát triển của bạn xem như đã chấm dứt. Sự cố gắng của bạn dường như trở nên vô nghĩa, thứ bạn nhận được chỉ là vài đồng bạc lẻ, đó có phải là mục tiêu mà bạn đã đề ra cho sự nghiệp?
3. Từ nghỉ việc giả đến nghỉ việc thật
Bạn đừng bao giờ có tư tưởng rằng cứ mỗi lần xin nghỉ việc thì bạn lại được sếp tăng lương để giữ lại, việc này có thể đúng ở lần thứ nhất, thậm chí là lần thứ hai nhưng đến lần thứ ba thì chẳng ai còn đủ kiên nhẫn để chơi trò “mèo vờn chuột” thêm một lần nào nữa. Không còn là quyết định tăng lương mà thay vào đó sẽ là chữ ký sếp phê chuẩn cho bạn ra đi tìm kiếm môi trường khác. Lúc này, bạn chỉ còn biết vỡ mộng và ngậm ngùi nộp đơn xin việc khắp chốn. Một nhà quản lý tài ba sẽ không bị dao động và hành xử theo cảm tính. Kể cả bạn có là nhân viên nhiều năm kinh nghiệm và đóng góp được nhiều thành tích cho tổ chức thì việc nhà quản lý cứ hết lần này đến lần khác bỏ qua và tăng lương cho bạn cũng sẽ kéo theo những hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng đến các nhân viên khác. Do đó, cho bạn nghỉ việc là quyết định sáng suốt mà họ bắt buộc phải làm nếu muốn tổ chức ổn định và phát triển lâu dài.