10 dấu hiệu chứng tỏ bạn là người nghiện việc

10-dau-hieu-chung-to-ban-la-nguoi-nghien-viec

Bên cạnh những người lười biếng, luôn trốn tránh công việc thì những người nghiện việc cũng không phải hiếm gặp. Bạn có nghĩ mình cũng đang rơi vào trường hợp đam mê công việc quá mức mà bỏ qua những mối quan hệ xung quanh và nhu cầu chăm sóc bản thân? Nếu như bạn băn khoăn không biết kiểu làm việc của bạn là hợp lý hay bị liệt vào danh sách những người nghiện việc thì hãy thử kiểm tra ngay 10 dấu hiệu dưới đây nhé:
1. Là người đến sớm nhất và về trễ nhất mỗi ngày Thói quen đến công sở sớm là một thói quen cần được khuyến khích, tuy nhiên nếu như bạn đã dành thời gian làm việc sớm hơn người khác nhưng vẫn ra về trễ hơn và điều này lặp lại mỗi ngày thì có vẻ như bạn đang nghiện làm việc quá hơn mức bình thường rồi đấy. Bạn có thể vì bận rộn công việc mà về trễ nhưng khối lượng công việc của bạn không thể ngày nào cũng quá tải như vậy được, lí do bạn ở lại chủ yếu là do bạn tự tạo ra công việc để thỏa mãn niềm vui được làm việc của mình mà thôi.
2. Vừa ăn trưa vừa làm việc


10-dau-hieu-chung-to-ban-la-nguoi-nghien-viec-1

Những người nghiện việc thường không dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, đối với bạn mỗi giờ phút trôi qua đều có ý nghĩa, nếu như bạn bỏ lỡ thời gian để nghỉ ngơi thay vì làm việc thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và lãng phí. Thay vì giờ nghỉ trưa được bạn sử dụng cho việc ăn uống, tranh thủ thư giãn thì bạn lại vừa ăn trưa vừa làm việc, bạn nghĩ điều này giúp bạn đạt hiệu suất cao hơn vì có thể cùng lúc hoàn thành 2 nhiệm vụ: đáp ứng nhu cầu cá nhân và giải quyết công việc. Thậm chí, có những lúc bạn bỏ bê và quên cả việc ăn trưa vì quá chú tâm vào công việc.
3. Không có kỳ nghỉ thực sự nào So với những người biết cân bằng công việc và cuộc sống, thường tạo ra kỳ nghỉ định kỳ để đi du lịch hoặc làm những việc mình yêu thích nhằm lấy lại năng lượng và tinh thần thì những người nghiện việc lại gần như không sử dụng bất cứ một ngày phép nào, họ chỉ biết đến công việc. Nếu có đi nghỉ thì hầu hết thời gian của họ vẫn là kiểm tra email và giải quyết công việc. Kỳ nghỉ rất có lợi cho tinh thần, sức khỏe và năng suất lao động của bạn nên hãy tranh thủ những ngày nghỉ phép để nghỉ ngơi, thư giãn và đừng để công việc chen ngang vào.
5. Giấu người thân làm việc Khi người thân phàn nàn vì sao bạn lại làm việc nhiều đến vậy, bạn chỉ ậm ừ cho qua rồi hứa sẽ dừng công việc trong khi thực tế bạn lại trốn vào phòng hoặc một quán cà phê nào đó để tiếp tục với công việc còn đang dang dở. Hoặc thậm chí, như câu chuyện của một nhân viên Mỹ kể lại, anh ta đã giấu một tập tài liệu trong hành lý trong chuyến đi nghỉ cùng gia đình. Trong khi người nhà đang vui chơi ngoài bãi biễn thì anh ta lại trốn trong phòng và làm việc như điên. Khi mọi người quay trở lại, anh ta giấu tập tài liệu đi và giả vờ như đang ngủ.
6. Hiếm khi nào từ chối sếp và đồng nghiệp Luôn nói “đồng ý”, hầu như không bao giờ từ chối lời đề nghị của sếp, lời nhờ vả của đồng nghiệp cũng là một trong những dấu hiệu của nghiện việc. Bên cạnh lí do cả nể, ngại mất lòng mọi người thì có lẽ bạn cảm thấy hạnh phúc khi được ôm đồm nhiều việc, lúc nào cũng bị vây quanh bởi công việc. Bạn sẽ không nghĩ rằng mình rãnh rỗi, bất tài, bạn cảm thấy tự hào vì có thể xử lý hàng tá công việc. Với bạn, được làm việc vui vẻ hơn bất kì một điều gì khác.
7. Nghỉ đến công việc kể cả khi không làm việc


10-dau-hieu-chung-to-ban-la-nguoi-nghien-viec-2
Khi bạn ở nhà xem các chương trình giải trí, đầu óc bạn vẫn luôn nghỉ về những công việc chưa hoàn thành, bạn không thể tập trung để tận hưởng những giờ phút thư giãn dành riêng cho mình. Kể cả khi bạn ốm, nằm trong bệnh viện, bạn vẫn cố gắng để trả lời tất cả email và điện thoại từ công ty để giải quyết công việc. Nghỉ ngơi là từ không được dành để nói về mong muốn của bạn.
8. Sức khỏe không tốt Những người nghiện việc thường hay xao nhãng đến việc chăm sóc sức khỏe, điều này dẫn đến tình trạng sức khỏe thường nảy sinh một số vấn đề. Khoa học cũng đã chứng minh, tùy theo mức độ nghiện việc mà cơ thể bạn có thể mắc phải những chứng bệnh phổ biến như nhồi máu cơ tim, tiểu đường, huyết áp cao, hệ miễn dịch kém… Đừng quá sa đà vào công việc mà quên mất việc chăm chút đến sức khỏe bản thân. Có một cơ thể khỏe mạnh, bạn mới có thể tiếp tục làm những việc mà mình đam mê.
9. Không bao giờ cảm thấy hài lòng Cầu toàn là đặc điểm dễ nhận thấy ở những người nghiện việc. Với bạn, sự hài lòng dường như là bất khả. Bạn luôn muốn mọi thứ được hoàn hảo nên bạn luôn tốn nhiều thời gian để suy nghĩ nhiều phương án hoàn thành công việc. Bạn không bao giờ chịu công nhận thành tích của bản thân cũng như đồng nghiệp hay cấp dưới. Mọi người không xa lạ gì với những đòi hỏi gắt gao từ phía bạn.
10. Không thừa nhận mình là người nghiện việc Những người trong cuộc thường khó nhìn rõ vấn đề, chính vì thế khi được nhận xét là người nghiện việc, họ sẽ không thừa nhận và tìm cách phản pháo người khác. Họ giải thích rằng đó là do công việc của họ nhiều, cấp bách, không thể trì hoãn được… nhưng thử xem, nếu như họ bớt công việc của mình đi một chút thì sẽ như thế nào? Thậm chí kết quả công việc có khi lại vượt trội hơn trước.

Bật mí bí quyết xây dựng kế hoạch tìm việc hoàn hảo

bat-mi-bi-quyet-xay-dung-ke-hoach-tim-viec-hoan-hao

Bạn đang lên kế hoạch để bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm việc làm trong năm mới nhưng vẫn còn do dự không biết hướng đi bạn chọn có đúng đắn và thực sự phù hợp với bạn hay không. Mỗi một quyết định lựa chọn công việc bạn đều phải đánh đổi bằng thời gian và công sức nên thật là uổng phí nếu mắc phải sai lầm. Để có thể sáng suốt và không bao giờ hối tiếc khi chấp nhận lời đề nghị công việc nào đó, bạn hãy trả lời 3 câu hỏi sau đây, câu trả lời sẽ giúp bạn định hình con đường sự nghiệp tương lai một cách vững vàng hơn:
1. Tôi thích làm gì? Những điều mà bạn yêu thích có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của bạn khi lựa chọn một công việc để mà theo đuổi. Vì vậy bạn phải xác định rõ ràng câu trả lời cho câu hỏi bên trên. Bạn thích làm gì mỗi khi rãnh rỗi, khi làm việc gì bạn thấy tâm trạng mình vui vẻ, đôi khi quên cả thời gian. Bạn có dành nhiều thời giờ cho các phương tiện truyền thông, thể thao hay đi du lịch. Đừng nhầm lẫn điều bạn thích với điều bạn thành thạo và những điều bạn làm chỉ để giết thời gian. Dựa trên sở thích và tính cách, bạn hãy vẽ ra những công việc mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân, chọn công việc mình yêu thì bạn có thể gắn bó lâu dài và tránh được những cảm xúc tiêu cực như áp lực hay nhàm chán.
2. Kỹ năng mà tôi có?


bat-mi-bi-quyet-xay-dung-ke-hoach-tim-viec-hoan-hao-1
Một câu hỏi luôn được đặt ra trong hầu hết các cuộc phỏng vấn chính là “Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?”, chỉ khi biết được bản thân có những kỹ năng gì, bạn mới biết mình có lợi thế và còn thiếu sót ở đâu. Thật ra còn rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được bản thân, họ có những suy nghĩ rất mông lung, không chắc chắn. Nếu bạn cũng rơi vào trường hợp không biết mình có những kĩ năng gì, bạn có thể tham khảo ý kiến của người thân và bạn bè xung quanh. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm được những kỹ năng giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác và có thể trả lời nhanh chóng khi nhà tuyển dụng hỏi đến. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn lọc những kỹ năng bạn có liên quan đến công việc bạn muốn ứng tuyển, tránh dài dòng mà không đi vào vấn đề chính.
3. Tôi quan tâm đến những giá trị nào? Những giá trị quan trọng đối với bạn cũng là một thước đo để bạn đưa ra những quyết định sáng suốt khi lựa chọn công việc. Nếu như bạn quan tâm đến những giá trị tinh thần, những mối quan hệ công sở và sự đánh giá cao trong công việc, bạn sẽ không thể chấp nhận những môi trường làm việc đầy cạnh tranh, nơi mọi người coi nhau như “kẻ thù” để mà đấu đá hoặc không có chính sách hợp lý để khuyến khích những nhân viên đạt kết quả công việc tốt. Tương tự, nếu bạn quan tâm đến giá trị vật chất thì khi tìm kiếm công việc bạn chỉ cần cân nhắc xem mức lương có đủ đáp ứng nhu cầu của bạn hay chưa, còn những yếu tố khác bạn không cần phải bận tâm. Làm việc trong một môi trường có đầy đủ những giá trị cốt lõi bạn mong muốn là một niềm hạnh phúc và là động lực để bạn luôn cảm thấy yêu công việc và gắn bó với nó lâu dài. Hãy tìm hiểu và lựa chọn thật cẩn thận.

5 yếu tố tạo nên buổi phỏng vấn qua điện thoại thành công

5-yeu-to-tao-nen-buoi-phong-van-qua-dien-thoai-thanh-cong

Phỏng vấn qua điện thoại là một trong những cách thức hữu hiệu thay thế cho phỏng vấn truyền thống trong những trường hợp ứng viên ứng tuyển việc làm ở một quốc gia, tỉnh thành khác hoặc đang bận đi công tác cho công ty hiện tại, ko thể tham gia phỏng vấn. Tuy ít áp lực hơn việc phải đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng nhưng bạn cũng nên lưu ý 5 điều sau đây để đảm bảo buổi phỏng vấn qua điện thoại được thành công suôn sẻ:
1. Tinh thần Hiện nay có rất nhiều ứng dụng dùng để liên hệ với ứng viên thông qua điện thoại nhưng hầu hết nhà tuyển dụng đều sử dụng 2 cách chính là gọi điện thoại thông thường và thông qua Skype. Trong CV gửi đến nhà tuyển dụng, bạn hãy điền đầy đủ thông tin về những cách thức mà họ có thể liên hệ để phỏng vấn và hãy thể hiện rằng bạn luôn chuẩn bị sẵn tinh thần để phản hồi nhà tuyển dụng bất kỳ thời gian nào tiện lợi nhất đối với họ.
2. Công nghệ Thông thường thì bạn sẽ được thông báo trước thời gian phỏng vấn cụ thể, vì vậy trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, bạn nên thử kiểm tra lại tất cả các thiết bị và chất lượng internet xem có điều gì cản trở hay không. Bạn có thể tạo một cuộc gọi thử nghiệm với bạn bè để chắc chắn hơn. Khi mở đầu cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng, nếu chất lượng camera hoặc âm thanh không được như mong muốn, bạn có thể thẳng thắn chia sẻ ngay với nhà tuyển dụng để họ điều chỉnh, việc bạn ngại ngùng và không dám đưa ra yêu cầu sẽ khiến bạn gặp gián đoạn trong quá trình phỏng vấn hoặc bỏ qua những điều quan trọng mà nhà tuyển dụng đã nói.
3. Không gian Hãy chắc chắn rằng không gian của buổi phỏng vấn qua điện thoại này hoàn toàn phù hợp và yên tĩnh. Việc lựa chọn một không gian có nhiều tiếng ồn gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc phỏng vấn vì bạn và nhà tuyển dụng khó mà tương tác tốt với nhau, thậm chí còn khiến tâm trạng của nhà tuyển dụng trở nên tồi tệ và đánh giá thấp về tác phong của bạn. Hãy đảm bảo bạn đã tắt tất cả các thiết bị tivi, điện thoại và không ai làm phiền bạn trong khoảng thời gian diễn ra phỏng vấn. Bạn nên chọn nơi có nhiều ánh sáng để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy rõ bạn, đừng quên dọn dẹp tất cả mọi thứ xung quanh gọn gàng, sạch sẽ trong khoảng mà nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy. Và sau cùng, hãy chắc chắn rằng, vị trí mà bạn ngồi không khiến bạn bị phân tâm và xao nhãng cuộc trò chuyện, lời khuyên là bạn nên tránh ngồi những chỗ dễ dàng nhìn ra bên ngoài với những không gian rộng, có nhiều cảnh vật thu hút. Tập trung 100% vào buổi phỏng vấn thể hiện bạn tôn trọng nhà tuyển dụng và nắm bắt tất cả các cơ hội để ghi điểm với đối phương.
4. Ngoại hình


5-yeu-to-tao-nen-buoi-phong-van-qua-dien-thoai-thanh-cong-1
Đừng nghĩ phỏng vấn qua điện thoại là bạn có thể sơ sài với ngoại hình của mình, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy bạn từ vị trí eo trở lên nên cho dù bạn có đang phỏng vấn tại nhà thì bạn cũng không nên liều lĩnh mà mặc đồ ngủ, áo ba lỗ hay đồ thể thao vì rất có thể sẽ nảy sinh vấn đề bạn phải đứng lên để lấy tài liệu. Ngoại hình của bạn phản ánh trình độ chuyên môn, phong cách làm việc và cả tư duy của bạn, vì vậy bạn nên chăm chút ngoại hình như khi tham gia những buổi phỏng vấn trực tiếp bên ngoài, đừng cẩu thả và tự do mặc những gì mình thích. Hãy thể hiện mình là người chuyên nghiệp trong mọi trường hợp.
5. Tâm lý Tâm lý thoải mái có thể giúp bạn tự tin trả lời tất cả những câu hỏi của nhà phỏng vấn và khiến cho buổi phỏng vấn bớt phần gượng gạo, nhà tuyển dụng sẽ mở lòng và tỏ ra dễ tính hơn trước những thể hiện của bạn. Trước buổi phỏng vấn, bạn nên ăn uống đầy đủ để tỉnh táo và suy nghĩ mạch lạc. Để bớt căng thẳng, bạn nên bắt đầu với một tư thế ngồi thoải mái, hãy ngồi thẳng lưng, điều chỉnh máy tính/điện thoại ngang tầm mắt và chuẩn bị một cốc nước lọc bên cạnh để tránh khô giọng hoặc kéo dài thêm thời gian đối với những câu hỏi khó.

5 típ giúp bạn tìm việc cuối năm suôn sẻ

5-tip-giup-ban-tim-viec-cuoi-nam-suon-se
Mọi người thường cho rằng cuối năm là thời điểm không nên đổi việc vì hầu hết các công ty đều không có thời gian cho việc tuyển dụng và họ cũng muốn ở lại công ty cũ để hưởng những phúc lợi sau một năm làm việc ròng rã. Tuy nhiên, cuối năm lại là khoảng thời gian tuyệt vời cho các ứng viên ứng tuyển vì các công ty sẽ có nhu cầu bổ sung hồ sơ nhân sự cho tháng giêng và do tác động của kỳ nghỉ, bạn có thể giảm đáng kể số lượng đối thủ so với khi ứng tuyển ở thời điểm khác. Nhà tuyển dụng sẽ lưu trữ hồ sơ của bạn và bạn sẽ là một trong những ứng viên được gọi đầu tiên trong đầu năm mới, thường thì họ chỉ phỏng vấn những ứng viên đã nộp hồ sơ trước đó trước khi quyết định đăng tuyển thêm nên cơ hội của bạn sẽ cao hơn, bạn cần phải nắm bắt. Dưới đây là 5 típ hữu hiệu giúp bạn có được một công việc mới trước khi bắt đầu một năm mới: 1. Luôn chủ động Đừng bao giờ cho rằng cơ hội việc làm đã khép lại với bạn khi mà năm mới đang tới, đó là một suy nghĩ sai lầm và bạn đang vô tình để cơ hội rơi vào tay những ứng viên chăm chỉ khác. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng và chủ động tìm kiếm, ứng tuyển vào những vị trí bạn mong muốn ngay khi thấy được thông tin tuyển dụng. 2. Biết rõ nhu cầu của bản thân Dù ở thời điểm nào đi nữa thì bạn phải luôn xác định được công việc mà bạn thật sự mong muốn là gì, đừng ứng tuyển một cách tràn lan vào tất cả những tin tuyển dụng bạn nhìn thấy, việc làm đó chỉ khiến bạn mất thời gian và giảm bớt cơ hội thành công vì bạn không tập trung đầu tư vào một vị trí nào cả. Thời điểm cuối năm, nhà tuyển dụng tỏ ra khắt khe hơn và không tuyển dụng tràn lan nữa nên bạn ãy chuẩn bị thật nghiêm túc và tìm hiểu kĩ những thông tin liên quan đến vị trí công việc mà bạn dự định ứng tuyển, hãy tỏ ra thật chuyên nghiệp và có định hướng rõ ràng về con đường sự nghiệp để chiếm được niềm tin của họ. Đừng quên cập nhật thường xuyên những vị trí phù hợp với công việc, việc làm này khiến bạn luôn chủ động trong quá trình săn công việc mới. 3. Luôn suy nghĩ tích cực Có nhiều công ty tuyển dụng cuối năm nhưng lại phỏng vấn ở đầu năm mới nên nếu như bạn không nhận được cuộc gọi của nhà tuyển dụng bạn cũng đừng nên nản lòng, chưa đến phút cuối thì bạn vẫn không nên bỏ cuộc. Hoặc bạn có thể gửi email hay gọi hỏi trực tiếp nhà tuyển dụng để chắc chắn hơn trước khi đưa ra quyết định. 4. Không ngại những vị trí thấp, công ty nhỏ Các công ty sau khi xem xét nhu cầu và cân nhắc tài chính, nếu dư một khoản tiền nhỏ họ sẵn sàng bỏ ra để bổ sung nhân sự cho những vị trí còn đang bỏ trống. Nếu như bạn là người ít kinh nghiệm thì bạn không nên bỏ qua những cơ hội này, kể cả việc bắt đầu lại từ những vị trí thấp ở những công ty nhỏ nhưng có dễ thăng tiến. Điều bạn nên theo đuổi ở giai đoạn đầu của sự nghiệp nên là niềm vui trong công việc và những kinh nghiệm mà bạn học hỏi được chứ chưa phải là danh tiếng hay mức lương hậu hĩnh. Hãy lựa chọn thật cẩn thận, đôi khi cũng nên lắng nghe lý trí và trái tim mách bảo. 5. Còn chờ gì nữa, ứng tuyển ngay thôi


5-tip-giup-ban-tim-viec-cuoi-nam-suon-se-1
Theo Frank Dadah, Tổng giám đốc công ty Winter, Wyman – một tổ chức về nhân sự lớn nhất ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ: “Ngừng đi xin việc vào những tháng cuối năm là một quyết định thiếu khôn ngoan và đừng bao giờ có ý nghĩ tìm việc theo thời gian hay theo mùa. Thông thường, cuối năm, các công ty đều rất bận không chỉ vì họ đang chuẩn bị tổng kết năm cũ mà còn là khoảng thời gian để họ có những kế hoạch phát triển trong năm mới. Vì thế, họ khó có thể sắp xếp được thời gian để lên lịch trình phỏng vấn ứng viên, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty không cần người”. Nếu bạn đã có ý định thay đổi việc từ trước đó và đã phân tích cũng như cân nhắc thật kĩ lưỡng để quyết định ra đi thì đây là thời điểm thích hợp nhất để bạn triển khai kế hoạch của mình, đừng chần chừ nữa mà hãy mạnh dạn bắt tay ngay vào hành trình săn việc của bạn trước khi bị đối thủ khác giành mất. Tuy vậy, bạn cũng không nên tìm việc một cách lộ liễu và gây ảnh hưởng đến công việc hiện tại trước khi chắc chắn bước qua môi trường mới.