10 dấu hiệu chứng tỏ bạn là người nghiện việc

10-dau-hieu-chung-to-ban-la-nguoi-nghien-viec

Bên cạnh những người lười biếng, luôn trốn tránh công việc thì những người nghiện việc cũng không phải hiếm gặp. Bạn có nghĩ mình cũng đang rơi vào trường hợp đam mê công việc quá mức mà bỏ qua những mối quan hệ xung quanh và nhu cầu chăm sóc bản thân? Nếu như bạn băn khoăn không biết kiểu làm việc của bạn là hợp lý hay bị liệt vào danh sách những người nghiện việc thì hãy thử kiểm tra ngay 10 dấu hiệu dưới đây nhé:
1. Là người đến sớm nhất và về trễ nhất mỗi ngày Thói quen đến công sở sớm là một thói quen cần được khuyến khích, tuy nhiên nếu như bạn đã dành thời gian làm việc sớm hơn người khác nhưng vẫn ra về trễ hơn và điều này lặp lại mỗi ngày thì có vẻ như bạn đang nghiện làm việc quá hơn mức bình thường rồi đấy. Bạn có thể vì bận rộn công việc mà về trễ nhưng khối lượng công việc của bạn không thể ngày nào cũng quá tải như vậy được, lí do bạn ở lại chủ yếu là do bạn tự tạo ra công việc để thỏa mãn niềm vui được làm việc của mình mà thôi.
2. Vừa ăn trưa vừa làm việc


10-dau-hieu-chung-to-ban-la-nguoi-nghien-viec-1

Những người nghiện việc thường không dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, đối với bạn mỗi giờ phút trôi qua đều có ý nghĩa, nếu như bạn bỏ lỡ thời gian để nghỉ ngơi thay vì làm việc thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và lãng phí. Thay vì giờ nghỉ trưa được bạn sử dụng cho việc ăn uống, tranh thủ thư giãn thì bạn lại vừa ăn trưa vừa làm việc, bạn nghĩ điều này giúp bạn đạt hiệu suất cao hơn vì có thể cùng lúc hoàn thành 2 nhiệm vụ: đáp ứng nhu cầu cá nhân và giải quyết công việc. Thậm chí, có những lúc bạn bỏ bê và quên cả việc ăn trưa vì quá chú tâm vào công việc.
3. Không có kỳ nghỉ thực sự nào So với những người biết cân bằng công việc và cuộc sống, thường tạo ra kỳ nghỉ định kỳ để đi du lịch hoặc làm những việc mình yêu thích nhằm lấy lại năng lượng và tinh thần thì những người nghiện việc lại gần như không sử dụng bất cứ một ngày phép nào, họ chỉ biết đến công việc. Nếu có đi nghỉ thì hầu hết thời gian của họ vẫn là kiểm tra email và giải quyết công việc. Kỳ nghỉ rất có lợi cho tinh thần, sức khỏe và năng suất lao động của bạn nên hãy tranh thủ những ngày nghỉ phép để nghỉ ngơi, thư giãn và đừng để công việc chen ngang vào.
5. Giấu người thân làm việc Khi người thân phàn nàn vì sao bạn lại làm việc nhiều đến vậy, bạn chỉ ậm ừ cho qua rồi hứa sẽ dừng công việc trong khi thực tế bạn lại trốn vào phòng hoặc một quán cà phê nào đó để tiếp tục với công việc còn đang dang dở. Hoặc thậm chí, như câu chuyện của một nhân viên Mỹ kể lại, anh ta đã giấu một tập tài liệu trong hành lý trong chuyến đi nghỉ cùng gia đình. Trong khi người nhà đang vui chơi ngoài bãi biễn thì anh ta lại trốn trong phòng và làm việc như điên. Khi mọi người quay trở lại, anh ta giấu tập tài liệu đi và giả vờ như đang ngủ.
6. Hiếm khi nào từ chối sếp và đồng nghiệp Luôn nói “đồng ý”, hầu như không bao giờ từ chối lời đề nghị của sếp, lời nhờ vả của đồng nghiệp cũng là một trong những dấu hiệu của nghiện việc. Bên cạnh lí do cả nể, ngại mất lòng mọi người thì có lẽ bạn cảm thấy hạnh phúc khi được ôm đồm nhiều việc, lúc nào cũng bị vây quanh bởi công việc. Bạn sẽ không nghĩ rằng mình rãnh rỗi, bất tài, bạn cảm thấy tự hào vì có thể xử lý hàng tá công việc. Với bạn, được làm việc vui vẻ hơn bất kì một điều gì khác.
7. Nghỉ đến công việc kể cả khi không làm việc


10-dau-hieu-chung-to-ban-la-nguoi-nghien-viec-2
Khi bạn ở nhà xem các chương trình giải trí, đầu óc bạn vẫn luôn nghỉ về những công việc chưa hoàn thành, bạn không thể tập trung để tận hưởng những giờ phút thư giãn dành riêng cho mình. Kể cả khi bạn ốm, nằm trong bệnh viện, bạn vẫn cố gắng để trả lời tất cả email và điện thoại từ công ty để giải quyết công việc. Nghỉ ngơi là từ không được dành để nói về mong muốn của bạn.
8. Sức khỏe không tốt Những người nghiện việc thường hay xao nhãng đến việc chăm sóc sức khỏe, điều này dẫn đến tình trạng sức khỏe thường nảy sinh một số vấn đề. Khoa học cũng đã chứng minh, tùy theo mức độ nghiện việc mà cơ thể bạn có thể mắc phải những chứng bệnh phổ biến như nhồi máu cơ tim, tiểu đường, huyết áp cao, hệ miễn dịch kém… Đừng quá sa đà vào công việc mà quên mất việc chăm chút đến sức khỏe bản thân. Có một cơ thể khỏe mạnh, bạn mới có thể tiếp tục làm những việc mà mình đam mê.
9. Không bao giờ cảm thấy hài lòng Cầu toàn là đặc điểm dễ nhận thấy ở những người nghiện việc. Với bạn, sự hài lòng dường như là bất khả. Bạn luôn muốn mọi thứ được hoàn hảo nên bạn luôn tốn nhiều thời gian để suy nghĩ nhiều phương án hoàn thành công việc. Bạn không bao giờ chịu công nhận thành tích của bản thân cũng như đồng nghiệp hay cấp dưới. Mọi người không xa lạ gì với những đòi hỏi gắt gao từ phía bạn.
10. Không thừa nhận mình là người nghiện việc Những người trong cuộc thường khó nhìn rõ vấn đề, chính vì thế khi được nhận xét là người nghiện việc, họ sẽ không thừa nhận và tìm cách phản pháo người khác. Họ giải thích rằng đó là do công việc của họ nhiều, cấp bách, không thể trì hoãn được… nhưng thử xem, nếu như họ bớt công việc của mình đi một chút thì sẽ như thế nào? Thậm chí kết quả công việc có khi lại vượt trội hơn trước.
Previous
Next Post »
0 Komentar